Những câu chuyện chưa biết về bộ tộc ăn thịt người tại Congo

Những câu chuyện có thật được thuật lại từ những nhân vật từng hiện diện tại Congo từ năm 1890 – 1924


Ảnh chỉ mang tính chất minh họa - Ảnh này thật ra của người Fiji trong một buổi tiệc ăn thịt người được chụp trong khoảng thời gian 1885-1891

1. Những bộ tộc ăn thịt người lưu vực sông Congo qua lời thuật của một đại úy, bác sĩ Sidney Langford Hinde.

Hầu như các bộ tộc sinh sống xung quanh lưu vực sông Congo đều đã từng ăn thịt người, điều ngạc nhiên là thực tế kinh khủng đó chưa hẳn chấm dứt mà ngược lại, không ngừng tăng lên. Một số bộ lạc tại đây có lịch sử chưa bao giờ chọn đồng loại làm thức ăn, thì nay do ảnh hưởng của các bộ lạc láng giềng, họ đã học cách nhấm nháp thịt đồng loại

Ngay sau trạm xe lửa Equator được thành lập, người ta đã phát hiện một đường dây buôn bán người số lượng lớn dưới sự điều hành của một nhóm người bản địa, được vận chuyển từ địa phương đến hồ M’Zumba. Trưởng tàu khẳng định với tôi rằng thường xuyên có những nhóm lái buôn dê đề nghị người dân địa phương đổi dê lấy các nô lệ cho họ. Những tay buôn ngà voi trên tàu thường than phiền về việc khan hiếm “thịt sống” trong việc thu mua gần đây.

Trong thời gian chung sống với các chủng tộc ăn thịt người, tôi chứng kiến không dưới một lần các bữa ăn thịt người theo đủ cách thức như ăn sống, luộc, nướng hoặc xông khói. Việc xông khói để giúp họ giữ miếng thịt trong khoảng thời gian dài. Bạn đừng bao giờ hỏi mua một miếng thịt xông khói ngoài chợ tại đây, không có gì đảm bảo nó không phải là thịt người.

Sở thích ăn của các bộ tộc cũng khác nhau, họ thường thức từng bộ phận cơ thể theo khẩu vị. Một số thích xơi thịt cắt từ đùi, hoặc chân tay, một số khác lại thích dùng cả bàn tay hoặc bàn chân và phần lớn họ không ăn đầu. Tôi đã quan sát các bộ tộc khác nhau, có vẻ như họ chỉ thích những miếng thịt có chứa nhiều mỡ.

Một tay đầu bếp người Basono đến lều của viên chỉ huy đơn vị của chúng tôi vào buổi ăn trưa để hỏi về việc mượn dao, không suy nghĩ gì nhiều, ông ta liền đưa cho gã. Ngay lập tức tay này biến mất sau lều và cắt cổ một cô bé nô lệ thuộc sở hữu của hắn và làm bữa trưa dưới sự chứng kiến của nhiều người lính khác. Sau đó hắn bị bắt giữ bởi các binh lính trong trại , khám xét chiếc túi quanh cổ hắn, mọi người đều kinh hãi với vô số chân tay trẻ em còn lại trong đó.

Một người đàn ông không mấy khó khăn để nhận ra rằng, sự khủng khiếp sẽ mãi theo anh ta, dù có phải vượt qua các con đường, làm những gì được giao, trên đường hoặc chiến trận nhưng với những khác biệt. Trên chiến trường, anh ta có thể chứng kiến nhiều phần cơ thể còn lại của cơ thể con người sau bữa ăn của lũ chó rừng, chúng bỏ lại vì không hợp khẩu vị, trong khi đó trên đường, cũng những mảnh xương trắng bên đống lửa tàn là những thứ còn sót lại sau bữa tiệc kinh tởm.

Sidney Langford Hinde (đại úy của lực lượng Congo Free State Force), trong cuốn sách The Fall of the Congo Arabs, Methuen, 1897

Bác sĩ Sidney Langford Hinde (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1863 mất ngày 18 tháng 10 1930), Hiệp sĩ Hoàng gia, Thành viên danh dự của Hội Địa lý Bỉ, Đại úy lực lượng Congo Free State. là một sĩ quan quân y tham gia vào các hoạt động thuộc địa ở Congo và Đông Phi trong thế kỷ 19

Sidney đã kết hôn với nhà động vật học và nhân chủng học, Hildegarde Beatrice Hinde (nee Ginsburg) (1871-1820 Tháng 2 năm 1959), người phát hiện ra ba loài động vật có vú nhỏ ở châu Phi. Bà đã tham gia xây dựng ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ Đông Phi.

2. Câu chuyện của Mục sư W. Holman Bentley.

Mục sư W. Holman Bentley
Cả đất nước rộng lớn này hầu như chưa bao giờ từ bỏ việc ăn thịt người, từ Mobangi đến Staley Falls, sáu trăm dặm lưu vực sông chính và cả Monbangi nữa.

Thông thường dân bản địa thường hay nài nỉ Grenfell (người giúp việc cho mục sư) bán cho họ món bàn tay hấp, đặc biệt của dân đến từ vùng biển như anh ta, nơi có muối biển ngon lành, dân ở đó thịt chắc phải rất “ngọt”, muối được nói đến sự ngọt ngào cùng một cách như đường. Họ thường ra giá đổi hai hoặc ba phụ nữ để chỉ lấy một người dân miền biển. Họ thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phản ứng chống lại việc này, “Bạn ăn dê gà, chúng tôi ăn thịt người, tại sao không? Có gì khác biệt?” Con trai của Matabwiki, tộc trưởng bộ lạc Liboko trả lời khi được hỏi liệu anh có đã ăn thịt người hay chưa: “À! Tôi ước tôi có thể ăn tất cả mọi người trên trái đất” . Để làm vừa bụng , chỉ sợ tay của anh ta không đủ sức để tiến hành những chuyện man rợ này.

Man rợ ư? Cũng chưa hẳn, những người hoang dã này có cái gì đó cũng dễ thương và thoải mái. Có thể phép màu ân sủng của Chúa đã giữ họ lại. Bapulula, anh trai của gã “man rợ” kia làm cho chúng tôi được 2 năm, anh ta là một người tốt, thông minh và rất được việc, chúng tôi rất thích anh ta.

Họ phân chia và lưu giữ “món hàng” , những người bị trói và bỏ đói chờ cho đến khi đủ số lượng, họ sẽ bị đóng thành những kiện hàng có giá và được chuyển đến Mobangi. Trong tình huống tồi tệ, những kẻ bất hạnh đói khát sẽ bị dựng lên và được cho ít thức ăn tối thiểu để sống. Một nhóm được lập ra với hai ba chiếc thuyền nhỏ lấp đầy những “món hàng” sống. Họ sẽ chèo xuống Lulongo băng qua sông chính khi không có gió, dựng chợ tại Mobangi để trao đổi lấy ngà voi. Người mua sẽ vỗ béo cho đến khi các nạn nhân xấu số, sau khi đầy đủ béo tốt, họ sẽ được bán tại các đầu mối nhỏ ở các khu chợ thịt.

Những phần còn lại của các bộ phân cơ thể, nếu thị trường quá mức cung cấp, có thể được sấy khô trên giàn lửa, xẻ nhỏ ra, sau đó họ kết thúc việc này bằng việc thịt sấy với lửa nhỏ, để liu riu trên đất cho đến khi đảm bảo món thịt có thể giữ được trong vài tuần và được bán hết trong lúc nhàn rỗi.

Đôi khi một nhóm người góp lại với nhau để mua sĩ số lượng lớn cơ thể người, sau đó bán lẻ, hoặc một gã đàn ông mua cả nguyên một cái chân để có thể chia cho các bà vợ cùng các con của hắn. Các cậu bé, cô bé mắt sáng thân thương lớn lên và quen dần với hoàn cảnh ngày nay qua ngày khác, chúng ăn thịt người theo thời gian, bằng bản chất tự nhiên, phần ăn còn lại , chúng thường giữ trên tay và xiên qua các chiếc lá cất giấu, tránh người khác dành phần ăn của mình. Nổi thống khổ tận cùng của nhửng đứa trẻ bị Thượng Đế bỏ rơi. Đây không phải là bức tranh được tạo dựng, nó là cuộc sống hàng ngày của hàng ngàn đứa trẻ trong thời đại đen tối nhất của Châu Phi.

Theo Mục sư W. Holman Bentley (Giáo Hội truyền giáo Baptis), Pioneering on the Congo, TRS, 1900 (2 vols.)

3. Buổi lễ tang kinh hoàng

Vì những lý do khác nhau, các vị khách được giữ bí mật và thậm chí các thành viên của bộ tộc Bagesu cũng không được phép chứng kiến, buổi lễ được thực hiện vào ban đêm. Tuy nhiên tất cả các vị khách đều biết, và các gia đình xung quanh ai cũng biết dù họ chẳng muốn dòm ngó chuyện láng giềng.

Khi một người chết, xác anh ta được lưu giữ trong nhà và buổi tối, chờ người thân tụ họp để cử hành tang lễ. Trong một vài trường hợp, phải mất một đến hai ngày để họ tập trung đông đủ, nhưng theo phong tục tất cả phải sẵn sàng vào buổi tối trong ngày anh ta chết, khi hoàng hôn buông xuống, cái xác được mang đến bãi đất hoang gần đó, đồng thời những người đàn ông trong bộ tộc giấu mình khắp nơi xung quanh bóng tối, cất ra thứ âm thanh như tiếng chó rừng tru từ những chiếc sừng bầu.

Dân làng cho biết chó rừng đã nghe tiếng và đang mò đến, những đứa trẻ trong làng bị cảnh báo không được ra ngoài. Khi bóng tối bao phủ, cảm thấy đã an toàn và tránh được những ánh mắt tò mò từ các nhà láng giềng, những phụ nữ lớn tuổi có họ hàng với người đã chết lò dò đến nơi để cái xác, cắt một miếng thịt họ muốn và mang về nhà tang lễ, phần còn lại dành cho thú rừng.

Sau đó ba hoặc bốn ngày, những người tham gia trong nhà tang lễ bắt đầu dùng thịt người chết nấu chín và ăn sạch, xương sẽ được đốt cháy, không để lại bất cứ thứ gì. Không có chuyện tắm rửa hoặc cạo râu cho đến khi buổi lễ kết thúc, đôi khi họ cũng làm bò để lấy thịt khi buổi lễ bắt đầu, và sau đó ai về nhà nấy và tiếp tục cuộc sống bình thường. Các góa phụ, sau đó, đốt cháy các bộ váy cỏ, chỉ khỏa thân hoặc mặc một miếng khố nhỏ như những cô gái chưa chồng.

Theo John Roscoe, The Bagesu and Other Tribes of the Uganda Protectorate, The Royal Society, 1924

Ảnh minh họa ‘Bữa tiệc khủng khiếp của nhóm ăn thịt người’ trong cuốn sách Stanley’s Travels in Africa

Chiến binh Bangala (bộ tộc phía Bắc Congo) và gia đình (1889) – Photo: Alexandre Delcommune

Một tộc trưởng Bangala cùng với các hậu cung của ông (c. 1905) – Photo: Henry Wellington Wack

Phụ nữ các bộ tộc Congo

Bangala (c. 1905) – Photo: Henry Wellington Wack

Sango Tribe, Banzyville (Ubanghi) (c. 1905) – Photo: Henry Wellington Wack

Yie-Yie (Uelle) (c. 1905) – Photo: Henry Wellington Wack

Đàn ông các bộ tộc Congo

Bangala (c. 1921) – Credit: Isaac F. Marcosson

Các chàng trai bộ tộc Bopoto, Bắc Congo khoe răng đã được mài (c. 1912) – Photo: Sir Harry Hamilton Johnston

Cậu bé hảnh diện với hàm răng được mài. Đông Phi (c. 1906-18) – Photo: Bundesarchiv, Bild 105-DOA0799 / Walther Dobbertin / CC-BY-SA
Nguồn: mystown.com

Bí ẩn rùng rợn