Huyền Thoại Jack Gus Famum (hay The Eastside Strangler, Kẻ Bóp Cổ Vùng Bờ Biển Tây)


Trong suốt thời gian phiên tòa diễn ra, Farnum bị giam giữ trong phòng riêng biệt. Cuối cùng một ngày trong tháng 02/1989, bản án mà nhiều người mong đợi đã được tuyên. Không ngoài dự đoán của nhiều người, tên sát thủ máu lạnh này phải nhận án tử hình cho những tội ác mà gã gây ra. Mặc dù nhiều lần gửi đơn kháng cáo song tất cả đều bị từ chối. “Jack Gus Famum là một cơn ác mộng, gã còn sống ngày nào thì ngày đó nhiều tính mạng của con người sẽ bị đe dọa”, ông Rose phát biểu. “Gã là một tên tội phạm nguy hiểm, không có tính người vì thế bản án tử hình chính là bản án thích đáng dành cho gã”.
 
Đối với Donna Li thì ngày 19/11/1982 là một ngày yên ả với tiệc mừng được tổ chức vào buổi tối. Cô cùng hai đứa con đã lớn đi ra ngoài ăn tối bởi hôm nay là sinh nhật của cô con gái Alice. Sau khi trở về nhà, Alice làm xoăn tóc cho mẹ và ra ngoài mừng sinh nhật với chúng bạn còn đứa con trai John đi nhà thờ. Lúc đó đồng hồ chỉ 19:00.

Vài giờ sau đó, John về nhà cùng với vị hôn thê Marilyn của mình thì thấy ngôi nhà yên tĩnh một cách lạ thường. Nghĩ rằng bà Donna ngủ ở tầng trên, cả hai vui vẻ nói chuyện và chơi đùa với nhau trong phòng khách. Sau đó, John đèo bạn gái về nhà rồi quay về. Lên phòng ngủ thì một cảnh tượng kinh hoàng đã đập vào mắt John làm chàng trai hồn xiêu phách lạc.

Bà Donna đang nằm sõng soài dưới đất với tình trạng nude hoàn toàn ngoại trừ áo khoác ở một bên cánh tay. Khuôn mặt người phụ nữ 55 tuổi này úp xuống sàn, tóc rơi rất nhiều xung quanh, một chiếc khăn lụa màu đỏ cuốn xung quanh cổ. Máu từ vết thương trên đầu chảy ra không ngừng đến mức cả căn phòng gần như nhuốm đỏ. Tất cả những gì hiện trường để lại chứng tỏ rằng nạn nhân với cân nặng khoảng 45 kg đã bị tấn công tình dục trước khi bị bóp cổ chết ở hành lang.

Donna sinh sống tại ven rìa trung tâm thành phố Los Angeles trong khu liên hợp gần sân vận động Dodger. Đó là một cơ sở của Elynsian Park, khu vực dành cho tầng lớp trung lưu và có môi trường sống khá tốt. Người chồng quá cố của Donna tham gia vào lĩnh vực bất động sản khi còn sống, ông sở hữu tài sản ở khu phố người Tàu và cũng là người cho xây dựng căn hộ chung cư nơi Donna đang sống. 

Căn hộ được thiết kế theo cơ cấu 3 cấp với tầng trệt làm nhà để xe, khu vực sinh sống chủ yếu trên tầng hai và có thể đi vào các căn hộ bằng cách đi qua nhà để xe hoặc thông qua 1 trong hai cửa trên tầng hai, cửa trước hay cửa kính trượt.

Có ai đó đã đột nhập vào căn phòng của Donna qua cửa kính trượt, một vết cắt được tìm thấy ở góc dưới bên phải của tấm kính, chỉ cần vào bên trong là đến phòng khách, điện thoại trên bàn cà phê đã bị cắt dây. Ở phía bên là một nhà bếp, văn phòng nhỏ, nơi Donna cho thuê. Số tiền 300 USD vẫn còn nguyên trong ngăn kéo, một điều rất vô lý nếu đây là một vụ giết người cướp của và đồ đạc trong căn phòng không bị đảo lộn, sới tung.

Trên tầng hai có hai phòng ngủ nhỏ và một phòng dành cho người giúp việc. Trong căn phòng nhỏ hơn, con lợn tích kiệm vứt trên giường và những đồng tiền xu nằm rải rác ở xung quanh. Phần còn lại của căn phòng thì bị lục soát, ngăn kéo của chiếc bàn đầu giường thì trống rỗng, ai đó đã lấy hết đồ trang sức ở trong phòng cùng với một khẩu súng ngắn.

Trong phòng ngủ của John, con trai nạn nhân, dấu hiệu tấn công rõ ràng hơn cả, trên giường có những vết chân lồi lõm ngoài ra trên khăn trải giường và tấm thảm ở dưới giường cảnh sát phát hiện ra những giọt nhỏ màu trắng rất giống tinh dịch.

Máu bắn tung tóe ở trên giường và tường, cảnh sát nhận định rằng có thể Donna đang nằm trên giường và bị tên hung thủ tấn công bất ngờ và cưỡng hiếp. Sau đó, tên hung thủ rời khỏi phòng nạn nhân, không thèm “đoái hoài” bất kỳ ngăn kéo nào mà đi sang phòng của John. Nghĩ rằng kẻ tấn công đã đi, Donna hết sức bình sinh bò lê ra hành lang để bỏ trốn hoặc gọi điện thoại cầu cứu. Song thật không may, kẻ tấn công đã phát hiện ra vội lôi xềnh xệch Donna trên sàn và quay sang bóp cổ. 

Để đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát, tên hung thủ ranh mãnh tạo dựng hiện trường giả như một vụ giết người cướp của. Dựa theo những dấu vết ở hiện trường để lại, cảnh sát cho rằng vụ án này liên quan đến tấn công tình dục nhiều hơn là một vụ trộm cướp thông thường.

Năm 1982, công nghệ pháp y DNA chưa tồn tại và cũng chưa có một kho dữ liệu lưu trữ dấu vân tay. Trong thời gian này, các bác sĩ pháp y chỉ có thể hy vọng tìm ra được nhóm máu từ bất kỳ chất dịch nào trên cơ thể hung thủ và so sánh dấu vân tay ở hiện trường với bất kỳ nghi phạm nào mà cảnh sát thấy khả nghi nhất.

Sau khi nhận được tin báo về cái chết của Donna, các nhân viên cảnh sát đã có mặt ở hiện trường khoảng nửa đêm và bắt đầu thu thập chứng cứ. Họ cạo tinh dịch ở trên tấm thảm và ở những vết máu bám trên khăn trải giường về làm xét nghiệm.

Ở chân giường, cảnh sát thu thập được đôi quần lót phụ nữ màu xanh, đỏ, một chiếc quần lót của đàn ông màu xanh, miếng lót giày màu đỏ và 7 chiếc cúc áo. Một khăn giấy màu xanh dính máu cũng được tìm thấy ở gần cửa kính trượt. Theo nhận định bước đầu, toàn bộ vết máu bắn tung tóe tại hiện trường đều là của nạn nhân chứ không phải của tên hung thủ.

Trong phòng của John, cảnh sát thu thập được dấu vân tay trên con lợn tiết kiệm và trên hộp đựng ống nghe khám bệnh. Nhưng với cảnh sát chứng cứ quan trọng nhất mở ra nhiều vấn đề chính là một sợi tóc được tìm thấy sau cổ của Donna. Sợi tóc có màu nâu sáng, không phải là màu tóc của bất cứ thành viên nào trong gia đình nạn nhân.

Ở phòng thí nghiệm, các nhân viên xác định được tinh dịch thu được ở hiện trường là của một người đàn ông có nhóm máu A. Nhưng như thế chưa đủ, ở Los Angeles có hàng triệu người thuộc nhóm máu này. Phân tích mẫu tóc cho thấy nó là của một người da trắng. Tuy vậy, tất cả vẫn là mò kim đáy biển bởi thời điểm đó, có rất nhiều băng đảng đường phố đang tồn tại trong khu vực xảy ra vụ án mạng.

“Chúng tôi không có nhân chứng. Chúng tôi không có hồ sơ tư liệu để điều tra. Tất cả quá mù mờ”, ông Carol Rose, phó quận cảnh sát Los Angles phát biểu, “Vụ án bị đóng băng. Điều chúng tôi có thể làm được bây giờ chỉ là chờ đợi, chờ đợi cho công nghệ pháp y tiến triển trong tương lai nhờ đó có thể vạch mặt được tên sát thủ máu lạnh này” 

20 năm trước đây, thành phố Los Angeles mang một bộ mặt hoàn toàn khác, nhiều băng nhóm đầu gấu cai trị khu phố, những hình vẽ grafiti có mặt ở khắp mọi nơi và kinh đô điện ảnh hoa lệ Hollywood bây giờ thì đầy bụi bẩn, nhem nhuốc. Cuối thập niên 70 đầu 80 thì bùng nổ nạn giết người hàng loạt của những tên hung thủ máu lạnh như: Night Stalker (Sát nhân bóng đêm), the Freeway Killer (Sát thủ xa lộ) và tên đao phủ chuyên săn bắn, bóp cổ “con mồi” của mình rồi giết họ một cách rất dã man.

“Tại thời điểm này, Hollywood xuống dốc thảm hại, nó đã mất đi vẻ tráng lệ, hào nhoáng vốn có”, ông Rose nhận xét. “Trong thực tế, khách du lịch tỏ ra rất thất vọng khi tới kinh đô điện ảnh, nó khác xa những gì họ đã tưởng tượng. Đại lộ danh vọng với những tên tuổi của ngôi sao hàng đầu cũng không thỏa mãn được họ”.

Trong vòng 2 năm trước vụ án mạng của Donna, hàng chục thanh niên và phụ nữ cao tuổi xung quanh khu vực Đông Hollywood đã bị đánh đập, cưỡng hiếp và bóp cổ. Cảnh sát tin rằng có thể tên hung thủ của hàng chục vụ tấn công trên có biệt danh Tên sát nhân chuyên bóp cổ do quản lý lỏng lẻo của pháp luật nên rất có thể cũng là “tác giả” gây ra cái chết của Donna.

Dấu vân tay thu được ở con lợn tích kiệm và chiếc hộp trong phòng của John không phù hợp với ai, ngay cả với những tên tội phạm cộm cán trong khu vực. Chính vì thế, không thể tìm hung thủ bằng cách so sánh dấu vân tay. 

Không có tiến triển, vụ án đi vào bế tắc, cảnh sát không biết làm gì hơn ngoài việc chờ đợi sự ra đời của công nghệ DNA hay một sự may mắn như là một lời thú tội sẽ xảy ra. Hồ sơ vụ án bị xếp xó cho đến 2 năm sau, đột nhiên tên đao phủ chuyên bóp cổ nạn nhân rồi hãm hiếp có biệt danh Westside Rapist sa lưới.

Tên thật của gã là Brandon Tholmer, nghi can số 1 của 32 vụ tấn công phụ nữ cao tuổi trên thành phố Los Angeles giữa những năm 1981 và 1984. Tholmer trong thập niên 70 rất “chăm chỉ” mò đến bệnh viện tâm thần trung ương để săn "con mồi" và một cụ bà 79 tuổi trở thành nạn nhân của tên “yêu râu xanh” này. Y đã phải ngồi tù để trả giá cho việc làm của mình song vẫn chứng nào tật đấy, khi được trả tự do y bắt đầu những cuộc “đi săn”, rất nhiều các cuộc tấn công xảy ra gần trung tâm ngoại trú của bệnh viện tâm thần.  

Quay trở về vụ án, cảnh sát so sánh dấu vân tay của Tholmer và dấu vân tay thu được ở hiện trường vụ án Donna song chúng không khớp với nhau, còn sợi tóc tìm đươc trên người nạn nhân cũng không phải của Tholmer vì tóc của gã có màu đen. Cuối cùng không tìm được chứng cứ nào buộc tội Tholmer có liên quan đến cái chết của Donna, cảnh sát bắt giữ tên “râu xanh” này vì giết chết 5 người khác và 4 đời ngồi tù là bản án y phải lãnh cho những tội ác mình gây ra.

Vụ án lại đi vào bế tắc, 4 năm trôi qua kể từ khi án mạng xảy ra. Công nghệ vân tay không ngừng được cải thiện, ông Randy Adair, nhân viên cảnh sát văn phòng Los Angeles hy vọng trước khi nghỉ hưu sẽ lôi được tên hung thủ đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật phải đền tội nhờ công nghệ vân tay.

Cuối cùng, ước mơ của viên cảnh sát cũng có cơ may thành sự thật khi một đêm ông nhận được một cú điện thoại. “Tôi không bao giờ quên”, Randy Adair nói “Tôi đang ở nhà thì chuông điện thoại vang lên. “Randy, chúng tôi đã tìm được người có dấu vân tay trùng khớp tại hiện trường nhà Donna rồi. Giây phút này tôi đã chờ đợi 6 năm nay rồi, đây thật là giây phút thực sự hạnh phúc trong đời làm án của tôi. Thật may khi tôi được “tận hưởng” chúng trước khi chuẩn bị nghỉ hưu”. 

Nghi can là một người đàn ông tên là Jack Gus Famum, 24 tuổi đã từng chịu án tại nhà tù Folsom, California vì tội giết người. Tuy nhiên, Jack Gus Famum tỏ ra bất hợp tác với cảnh sát, “Chúng tôi phải dùng vũ lực khống chế gã ta để lấy mẫu tóc, máu và dấu vân tay”, ông Rose phát biểu.

Farnum bị kết án trong một vụ giết người tương tự xảy ra hai tháng sau vụ án của Donna. Gã bị bắt tại Pasadena khi đang tìm cách đột nhập vào nhà người khác bằng cách dùng một con dao khoét một khe trên tấm cửa kính.

Trong phòng hỏi cung, Jack Gus Famum phủ nhận việc mình có liên quan đến cái chết của Donna và khai rằng mình chưa bao giờ gặp người đàn bà này.

Với sự phát triển của ngành pháp y, cảnh sát có thể làm những xét nghiệm về tóc, tinh dịch, vân tay cho ra kết quả chính xác và không nằm ngoài nhận định của ban chuyên án Jack Gus Famum chính là thủ phạm gây ra cái chết của bà Donna, tên hung thủ khiến cảnh sát “đau đầu” trong nhiều năm. Công tố viên xác định rằng gã thuộc trường hợp giết người mức độ 1 và bản án tử hình đang treo lơ lửng trên đầu gã.

Trong suốt thời gian phiên tòa diễn ra, Farnum bị giam giữ trong phòng riêng biệt. Cuối cùng một ngày trong tháng 02/1989, bản án mà nhiều người mong đợi đã được tuyên. Không ngoài dự đoán của nhiều người, tên sát thủ máu lạnh này phải nhận án tử hình cho những tội ác mà gã gây ra. Mặc dù nhiều lần gửi đơn kháng cáo song tất cả đều bị từ chối. “Jack Gus Famum là một cơn ác mộng, gã còn sống ngày nào thì ngày đó nhiều tính mạng của con người sẽ bị đe dọa”, ông Rose phát biểu. “Gã là một tên tội phạm nguy hiểm, không có tính người vì thế bản án tử hình chính là bản án thích đáng dành cho gã”.
Nguồn: chapcathegioi.vn

Vụ Án Kinh Hoàng