Huyền Thoại Bevan Spencer Von Einem (hay Adelaide Notorious Killer, Sát Nhân Khét Tiếng Vùng Adelaide)



Von Einem bị buộc tội giết người. Với những gì đã gây ra, hắn phải chịu mức án chung thân không được phóng thích trong 24 năm, và sau nay tăng lên thành 36 năm ở phiên tòa phúc thẩm, một kỷ lục chưa từng có tại miền Namnước Úc. 

Trong mọi ngóc nghách ở Adelaide đều tồn tại những ngôi nhà thờ tự của các giáo phái vì lý do này Adelaide được gọi là “thành phố của nhà thờ”. Nhưng bên cạnh đó, Adelaide còn được biết với một tên gọi khác “Thành phố của những xác chết”.

Adelaide, thủ phủ ở miền Nam nước Úc với dân số khoảng 1 triệu dân nhỏ hơn so với các thủ phủ khác ờ Úc. Với nền văn hóa phong phú và cảnh đẹp thiên nhiên, Adelaide và các khu vực lân cận là quê hương của một số loại rượu vang ngon và chất lượng bậc nhất của Úc.
Ở Adelaide, dường như trong mọi ngóc nghách đều tồn tại những ngôi nhà thờ tự của các giáo phái vì lý do này Adelaide được gọi là “thành phố của nhà thờ”. Nhưng bên cạnh đó, Adelaide còn được biết với một tên gọi khác “Thành phố của những xác chết”. Trong hồ sơ tội phạm được lưu giữ, Adelaide và các vùng lân cận được "ghi nhận" là nơi có nhiều tội phạm khét tiếng nhất hơn bất kỳ các thủ phủ khác ở Úc.

Ngày 26/01/1966, Jane, 9 tuổi và em trai 4 tuổi, Grant Beaymont đã bị mất tích ở bãi biển miền Nam nước Úc vào khoảng 11 giờ 15 khi hai đứa trẻ đang chơi với nhau và trong thời gian đó, sự việc đã trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu và được dư luận quan tâm nhất.

Với thời tiết nóng nực, một ngày rất thích hợp để đi biển vì thế gia đình Beaumont, một gia đình có mức sống trung bình ở ngoại ô Somerton Park, nằm khá gần với bờ biền, đã quyết định dành trọn một ngày để đi chơi. Bố của Jane và Grant làm nghề bán hàng đã nghỉ làm để đi chơi với các con. Nhưng ông đâu biết rằng đó là một ngày định mệnh đối với những đứa trẻ và gia đình mình.

Khi vụ việc xảy ra, gia đình chia nhau đi tìm nhưng vẫn không thấy tung tích hai đứa trẻ đâu và bốn giờ sau thì báo cho cảnh sát. Ngay sáng hôm sau, hình ảnh của hai đứa trẻ đã được đăng tải hàng loạt trên các tờ báo của Úc.

Cảnh sát nhận định sẽ có 3 khả năng xảy ra: thứ nhất chúng đi chơi ở xa và bị lạc đường, hai là bị chết đuối hoặc có thể bị bắt cóc tống tiền. Tia hy vọng được nhen nhóm khi một nhân chứng nhìn thấy đứa trẻ đi với một người đàn ông trẻ tóc vàng trong công viên nằm đối diện với bãi biển sau đó tất cả đi bộ vào trong khách sạn Glenelg.

Một người đưa thư ở địa phương đã nói rằng nhìn thấy ba người đi bộ lên cây cầu Jetty Road từ bãi biển về hướng ngôi nhà của đứa trẻ vào khoảng 15:00. Nhìn cả ba cười nói rất vui vẻ và thân thiết nên ông không thấy nghi ngờ gì.

Cảnh sát đã nhận được hàng trăm cuộc gọi của nhân chứng khai rằng đã nhìn thấy những đứa trẻ nhà Beaumont nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả cho cuộc điều tra. Cả ba biến mất không để lại một dấu vết. Nhiều năm sau đó, những chuyện khủng khiếp xảy ra với bọn trẻ nhà Beaumont mới được đưa ra ánh sáng và tên hung thủ là một trong những tên sát nhân dã man nhất trong lịch sử nước Úc.  

Một đêm mùa thu tháng 05/1972, trên bờ sông Torrens River chảy qua trung tâm của Adelaide cũng là “bến tình” của giới đồng tính mỗi khi tối đến, giảng viên đại học, tiến sĩ George Duncan và Roger James bị 4 người đàn ông tấn công và ném xuống sông.

Theo kết luận của bộ phận pháp y, George Duncan, một người có vấn đề về phổi do ảnh hưởng từ bệnh lao khi chưa đến tuổi vị thành niên, đã bị chết đuối. Trên thân thể của nạn nhân phát hiện một số vết bầm tím, dấu hiệu bị đánh đập. Rất may cho Roger James đã thoát chết nhờ một thanh niên cao to, tóc vàng khoảng 20 tuổi đã đi ngang qua cứu. Người đàn ông này chỉ bị thương ở mắt cá chân.

Mặc dù tiến sĩ George Duncan bị chết đuối song dựa vào những dấu vết trên người nạn nhân, cảnh sát nhận định rằng đây là một vụ giết người. Vì vậy, họ đã cho triển khai lực lượng tìm kiếm tại hiện trường để tìm vật chứng và nhân chứng có liên quan đến vụ án. Một điều khiến dư luận phải choáng váng chính là 3 viên cảnh sát bị nghi ngờ có dính lứu đến vụ giết người. Cả ba lập tức bị đình chỉ công tác và khi được hỏi cung thì họ một mực phủ nhận.  

Tuy nhiên, phía cảnh sát thông tin rằng không tìm thấy đủ chứng cứ để kết tội truy tố một trong ba sĩ quan vì thế vụ án sẽ được khép lại. Điều này khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ. (Chú ý: Hai trong 3 cảnh sát bị cáo buộc có dính lứu đến cái chết của tiến sĩ George Duncan ở sống Torrens vào tháng 05/1972 đã được đưa ra xét xử vào năm 1987 tại tòa án tối cao miền Nam nước Úc về tội giết người. Sau 3 tuần xét xử, vì không tìm được chứng cứ nên tội danh không được thành lập).

Tháng 06/1979,  một xác chết bị cắt xén của một thanh niên 17 tuổi được phát hiện ở hồ nhân tạo South Para phía đông bắc của Adelaide. Nạn nhân đã được người nhà báo mất tích bảy ngày trước đó. 

Theo bộ phận pháp y kết luận nạn nhân bị chết vào hôm trước khi được phát hiện, nguyên nhân gây ra cái chết do mất máu từ vết thương ở hậu môn. Cảnh sát nhận định rằng lúc còn sống, nạn nhân bị tấn công tình dục, tên hung thủ đã nhét một vật cứng và to vào hậu môn gây ra tổn thương nghiêm trọng.

Hai tháng sau, cảnh sát lại nhận được cuộc điện thoại báo án mạng, lần này là thi thể của nạn nhân được cất giấu trong túi nhựa vứt xuống sông Port River, Adelaide. Cũng giống như nạn nhân trước, thi thể của người đàn ông cũng bị cắt thành nhiều mảnh được xác định tên là Neil Muir, 25 tuổi.

Tháng 06/1982, người ta phát hiện được bộ xương của một cậu bé 14 tuổi có tên Peter Stogneff bị mất tích 10 tháng trước tại Middle Beach, phía Bắc Adelaide. Xác của Peter bị cắt làm 3 khúc và hung khí có thể là một chiếc cưa máy. 

Trước đó, ngày 27/02/1982, Mark Langley bỗng nhiên mất tích trong khi đang đi dạo ở con sông Torrens. 9 ngày sau, thi thể của chàng thanh niên 18 tuổi này được tìm thấy trong bụi rậm tại khu đồi Adelaide. Mark cũng không toàn thây khi thân thể cậu bị kẻ thủ ác dùng dao xẻ tứ phía, đặc biệt là vùng bụng bị băm vằm, lục phủ ngũ tạng bị lấy hết. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân theo các bác sỹ pháp y là do mất máu quá nhiều từ những vết thương ở hậu môn.

Cảnh sát nghi ngờ hung thủ giết người là một hay nhóm những kẻ đồng tính bệnh hoạn. Chúng bắt giữ những chàng trai trẻ để phục vụ thú vui của mình. Đến khi nạn nhân không còn giá trị sử dụng, chúng "xử" họ đầy thú tính như thể người bị hại không phải là những con người.

Sau khi xác định hung thủ là một hoặc nhóm người đồng tính, cảnh sát nước Úc quyết định cử những thám tử có nhiều kinh nghiệm nhất xâm nhập vào thế giới của những kẻ "xăng pha nhớt". Thông qua những nguồn tin cơ sở, họ đã lên được danh sách những kẻ nghi phạm trong vụ án mạng liên hoàn xảy ra lúc bấy giờ.

Một trong những tên được cảnh sát quan tâm đặc biệt tên là Bevan Spencer Von Einem, một gã cao lớn, tóc vàng 37 tuổi. Hắn công khai cuộc sống đồng tính và luôn góp mặt ở những tụ điểm ăn chơi của nhóm người này. Điều khiến người ta quan tâm đến Von Einem là bởi hắn có sở thích quan hệ với những chàng trai trẻ tuổi, trò tiêu khiển mà ngay cả đến dân đồng tích cũng tỏ ra khinh miệt.

Cảnh sát triệu tập Von Einem để tra hỏi về những việc xung quanh các vụ giết người tại Adelaide. Tuy nhiên, hắn từ chối nhận trách nhiệm liên quan đến những cái chết trong thời gian gần đây. Không có bằng chứng buộc tội Von Einem, cảnh sát đành phải thả người đàn ông tóc vàng này mà trong lòng đầy lo lắng.
Ngày 23/07/1983, nạn nhân thứ năm được tìm thấy. Bảy tuần trước đó, cậu bé 15 tuổi Richard Kelvin bị bắt cóc ở ngay gần nhà, phía Bắc Adelaide. Một nhà địa chất học đã tìm thấy thi thể của Kelvin ở gần đồi One Tree. Theo báo cáo của cảnh sát, cậu bé khi được phát hiện ra mặc chiếc áo phông cộc tay có logo Channel 9, quần bò, đi giày thể thao, giống hệt cái ngày mất tích hôm 05/06.

Bố mẹ Kelvin cho biết, cậu bé đi bộ đến bến xe buýt chỉ cách nhà chưa đầy 200 mét. Lúc bấy giờ, vài người hàng xóm nghe thấy tiếng kêu cứu và tối hôm đó cảnh sát xác nhận Kelvin đã bị bắt cóc. Quay trở lại với vụ án, bác sỹ pháp y khẳng định nạn nhân cũng có những tổn thương ở vùng hậu môn giống như bốn chàng trai trước đó. Qua việc khám nghiệm tử thi, họ biết được thời gian Kelvin chết khoảng 2 tuần sau khi bị bắt cóc và bị đánh thuốc mê nhiều lần trong thời gian bị giam giữ. Theo báo cáo, trong người của Kelvin có tới 4 loại thuốc khác nhau.

Một lần nữa, cảnh sát lại hoài nghi hung thủ chính là Von Einem, gã đàn ông tóc vòng đồng tính từng được thả ra do không có được bằng chứng để buộc tội. Không thể chần chừ trong việc điều tra, nhà chức trách quyết định ra lệnh khám xét nhà của Von Einem để lấy quần áo đi xét nghiệm, đồng thời triệu tập hắn để tra hỏi lần nữa. Và mọi cố gắng đều mang lại kết quả. Cảnh sát thu được 3 mẫu thuốc có trong cơ thể nạn nhân ngay tại nhà của nghi phạm và tóc của hắn cũng dính trên quần áo của người đã chết.

Hai bằng chứng đó đã chống lại Von Einem và y bị buộc tội đã giết chết Richard Kelvin. Trong phiên tòa xét xử, hắn vẫn một mực phủ nhận mọi tội lỗi nhưng bằng chứng rành rành khiến bị cáo không thế thoát tội khi cảnh sát thu thập được những bằng chứng hết sức thuyết phục. Cuối cùng, Von Einem cũng phải thừa nhận bắt cóc Kelvin ở ngay gần nhà cậu bé. 

Von Einem bị buộc tội giết người. Với những gì đã gây ra, hắn phải chịu mức án chung thân không được phóng thích trong 24 năm, và sau nay tăng lên thành 36 năm ở phiên tòa phúc thẩm, một kỷ lục chưa từng có tại miền Namnước Úc. 

Bản án đã được tuyên bố, tuy nhiên mọi chuyện không chỉ đơn giản dừng lại ở đó. Cảnh sát không tin Von Einem chỉ giết duy nhất Kelvin mà còn có thêm ít nhất 4 chàng trai trẻ khai thiệt mạng trong tay hắn từ năm 1979 đến năm 1982. Chính vì thế mà cảnh sát mới quyết tâm điều tra để chứng minh những nghi ngờ của mình là đúng. Bốn nạn nhất gồm Alan Barnes (06/1979), Neil Muir (08/1979), Peter Stogneff (08/1981) và Mark Langley (02/1982).

Von Einem không tránh được án tù chung thânVào tháng 02/1988, nhân viên điều tra liên bang là Kevin Ahern đã đề nghị được điều tra cái chết của 4 chàng trai trẻ. Để nhanh chóng thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án, ông đã treo thưởng cho bất cứ ai có thông tin hữu ích về vụ giết người sẽ nhận được 250.000 USD và tới tháng 09/1989, mức thưởng đã lên đến 500.000 USD. 

Trong khi vụ điều tra chẳng có gì tiến triển thì Von Einem lại lên tiếng kêu oan khi phóng viên Dick Wordley của tờ The Advertiser phỏng vấn hắn trong nhà tù. Suốt buổi trò chuyện, Von Einem liên tục khẳng định không liên qua đến cái chết của Richard Kelvin và 4 người thanh niên khác. Gã cho hay mình đã quá tin tưởng vị luật sư riêng khi được yêu cầu không nói bất cứ điều gì suốt thời gian tiến hành hỏi cung cũng như xét xử.

Hắn còn cho hay có thể tiết lộ cho cảnh sát cái tên rất hữu ích cho cuộc điều tra, tuy nhiên gã lại tỏ ra lo lắng bởi trước đây đã có 2 nhân viên cảnh sát đe dọa cấm không được tiết lộ bằng chứng chung cuộc điều tra cái chết của bác sĩ Georger Duncan năm 1972. Thế nhưng, các thám tử lại tìm được bằng chứng về việc Von Einem giết chết Alan Barnes vào tháng 09/1989. Và chỉ 2 tháng sau, hắn lại bị khép vào tội giết chết Mark Langley. Còn cái chết của Neil Muir và Peter Stognell đều không thể tìm thêm chứng cứ nào.

Một lần nữa, Von Einem lại phải đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa xét xử kẻ đã giết Barnes và Langley. Bằng chứng quá thuyết phục khiến Enimem không thể phủ nhận những gì hắn đã làm. Bản án tù chung thân lại được giáng xuống, tuy nhiên khác với lần trước, Von Einem sẽ trọn đời ăn ngủ trong xà lim với bản án chung thân không được ân xá.
 Nguồn: chapcathegioi.com

Vụ Án Kinh Hoàng