Thuyết luân hồi và những câu chuyện tái sinh kỳ lạ



Luân hồi, Tái sinh hay dân gian còn gọi là “đầu thai” là một khái niệm tôn giáo hay triết học đề cập đến việc linh hồn hay tinh thần sau cái chết sinh học sẽ bắt đầu một cuộc sống mới trong một cơ thể mới, có thể là con người, động vật tùy thuộc vào các phẩm chất đạo đức và hành vi của kiếp trước. Học thuyết này là nguyên lý trung tâm của Ấn Độ giáo và cũng là niềm tin phổ biến của nhiều tôn giáo khác nhau.



Trong những thập kỷ gần đây, nhiều người Châu Âu và Bắc Mỹ có mối quan tâm nhiều hơn đến thuyết luân hồi. Đã có một số nghiên cứu khám phá các hiện tượng kỳ lạ về ký ức của những đứa trẻ liên quan đến một con người khác ở kiếp trước được công bố trên các phương tiện truyền thông và sách.

Những câu chuyện sau đây mang những tình tiết ly kỳ liên quan đến thuyết luân hồi khiến người đọc không khỏi băn khoăn về tồn tại hay không tồn tại của những linh hồn sau khi chết.

1. Phi công Hoa Kỳ hy sinh thời thế chiến thứ II hồi sinh trong cơ thể một bé trai

“Máy báy cháy! Máy bay rơi rồi” , những tiếng la hét thường xuyên của một đứa bé chỉ mới 2 tuổi luôn khiến bố mẹ của cậu giật mình và hoảng loạn hàng đêm. Nó quằn quại trên giường và chìm trong cơn ác mộng. “Nó nằm ngửa, tay vung chân đá vào vách như đang muốn thoát ra khỏi cổ quan tài” – Bố cậu nhớ lại.

“Tôi chợt nghĩ, sao mà giống phim The Exorxist (phim kinh dị nổi tiếng) thế, Tôi tưởng nó cũng giống trường hợp cô bé trong phim. Nhưng sau đó tôi bắt đầu lắng nghe xem nó la hét những gì”

“Máy bay bốc cháy rồi, thằng nhóc không thoát được” – nó lập lại tiếng la hét, tôi có nghe nhầm chăng? làm thế nào một đứa bé 2 tuổi có thể hét lên như vậy giữa đêm khuya. Câu chuyện này xảy ra với Jame Leininger từ năm hai tuổi, khiến bố mẹ cậu không sao chợp mắt vào ban đêm và ngay cả các chuyên gia tư vấn cũng bất lực trong việc tìm nguyên nhân.

Tình trạng ngày trở nên tồi tệ hơn, khi màn đêm buông xuống là cơn ác mộng lại ập đến với cậu bé. Dường như người mà cậu bé thường nhắc đến“thằng nhóc không thoát ra được” trong giấc mơ chính là James, cùng tên với cậu, linh hồn của một phi công chiến đấu hy sinh từ thời thế chiến thứ II đã nhập vào thân xác của nó, James cũng nhắc đến tên những đồng đội của mình là Jack Larsen và các từ như Natoma, Corsair ..một cách khó hiểu.

Một chiếc Corsair trong chiến tranh thế giới thứ II

Bruce, cha cậu bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng bất thường này trong gần ba năm với mong muốn duy nhất, trả lại cuộc sống bình thường cho Jame Leininger. Mặc dù là một người theo đạo Thiên Chúa giáo từ nhỏ, nhưng ông buộc lòng phải nghiêng vào giả thuyết, con trai ông, cậu bé James 4 tuổi là một hóa thân của một phi công đã hy sinh trong một trận chiến trên không, khi máy bay anh bị bắn hạ.

James Huston, hy sinh năm 1945, sau khi máy bay của anh vỡ tan và rớt xuống biển vì trúng đạn. Câu chuyện hoang đường nhưng chứa đựng nhiều tình tiết trùng hợp không giải thích được. Bruce và vợ ông Andrea đã đưa ra một số bằng chứng thuyết phục.

James Huston – phi công máy bay chiến đấu
 hy sinh năm 1945, người được được cho là 
nhập vào xác của James Leininger hàng đêm
Vào ngày 1 tháng 5, năm 2000. Ba tuần trước sinh nhật thứ hai của cậu bé James, vốn là một đứa trẻ hiếu động, vui tươi bỗng thường xuyên la hét vào ban đêm, khoảng 5 lần một tuần với những lời lẽ liên quan đến chuyện một chiếc máy bay đang bốc cháy, tên biệt danh “thằng nhóc“, cùng những cái tên khác lạ lẫm. Khi chìm trong cơn ác mộng cậu rất hoảng loạn và quằn quại như thể đang mắc kẹt trong chiếc máy bay ấy. Cậu bé cũng rất thích mô hình máy bay, khi vào cửa hàng đồ chơi, đó là thứ James quan tâm nhiều nhất, thậm chí có lần mẹ cậu chỉ “Xem này con, có một quả bom bên dưới này” – cậu bé trả lời ngay“Đó không phải quả bom đâu mẹ, đó là bình xăng phụ” . Thật ngạc nhiên khi một đứa bé 2 tuổi có hiểu biết tường tận về một chiếc máy bay quân sự.

Sau những đêm gào thét liên tục , một lần mẹ cậu bất chợt hỏi “Ai là thằng nhóc vậy?”

“Tôi” cậu bé trả lời. Bố cậu hỏi tiếp “Máy bay của anh bị gì thế”

“Nó bị rơi do cháy” – James trả lời.

“Sao lại bị cháy” – Bố James tiếp tục.

“Nó trúng đạn” – cậu bé trả lời trong vô thức.

“Ai bắn trúng máy bay của anh?”

Lúc này gương mặt cậu bé cực kỳ phẩn nộ “Người Nhật” – James gằn giọng.

James cũng mô tả chiếc máy bay đó là của Nhật Bản vì nó sơn hình mặt trời màu đỏ và người Mỹ thường gọi đó là món “thịt viên”.

Lúc này, ông Bruce đã nhận ra được vấn đề của James, ý tưởng một phi công đang nằm trong cơ thể con trai ông bắt đầu hình thành, Bruce quyết định hỏi tiếp.

“Anh có nhớ loại máy bay anh đã lái không?”

“Đó là chiếc Corsair” – đứa bé 2 tuổi trả lời không do dự và lập lại nhiều lần. Bruce biết rằng đó đúng là tên một loại máy bay thời thế chiến thứ II.

“Anh có nhớ cất cánh từ đâu không”

“Một con tàu” – James nói. Thật ngạc nhiên làm sao cậu bé biết được loại máy bay này cất cánh từ tàu sân bay. Bruce tiếp tục truy vấn

“Tên con tàu đó là gì”

“Natoma” . Cậu bé trả lời chắc chắn.

Sau khi James chìm lại trong giấc ngủ. Bruce quyết tâm tìm hiểu thêm câu chuyện. Không khỏi rùng mình và ngạc nhiên, Bruce phát hiện ra rằng Natoma Bay chính là tên con tàu sân bay từng tham chiến vào khoảng thời gian đó.

Câu chuyện kỳ lạ vẫn chưa dừng tại đây, James thường tưởng tượng mình là một phi công ngồi trong buồng lái mỗi khi mẹ đặt cậu vào chiếc ghế an toàn cho trẻ trên xe hơi. Vào Lễ giáng sinh, Bruce mua một món quà để tặng cho cha mình, đó là cuốn sách “Trận chiến Iwo Jima” – thật ngạc nhiên, cậu bé James chỉ ngay vào bức ảnh và nói “Bố ơi, đây là lúc máy bay của con bị bắn rơi”

Bruce vốn làm việc trong ngành dầu khí, ông lao vào văn phòng ngay sau đó, và tìm cuốn từ điển về các con tàu của hải quân Mỹ. Đúng như nhận định mà ông đã đoán trước, Natoma Bay có tham gia hỗ trợ lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong trận chiếm Iwo Jima năm 1945.

Mắt xích cuối cùng cần giải đáp, ai là Jack Larsen mà cậu bé thường nhắc đến? Và rồi Bruce cũng biết, đó là tên của người bạn thân của “thằng nhóc” James lúc còn sống.

“Anh ta cũng là phi công” – cậu bé nói.

James Huston cùng chị gái Ruth và Anne in 1928

Mọi chuyện gần như sáng tỏ, tuy vậy vợ ông không tin vào chuỵện hoang đường này, để chứng minh những gì mình nghĩ là đúng. Bruce quyết định đi tìm Jack Larsen và thực hiện một cuộc điều tra sâu rộng hơn. Ông đã đến tham dự ngày kỷ niệm của các cựu chiến binh con tàu Natoma Bay, và giả vờ đóng vai một người đang tìm kiếm tư liệu để viết sách. Andrea, vợ ông, quá lo lắng nên đã tìm cách liên lạc với Carol Bowman, tác giả cuốn sách nói về sự luân hồi tồn tại trong trẻ em “Children’s Past Lives” và bà cho rằng Bruce hoàn toàn có lý. Tác giả cũng khuyên Andrea nên thường xuyên khuyên bảo James rằng mọi chuyện tồi tệ đã qua, bây giờ cậu hoàn toàn an toàn. Ngoài chuyện gặp ác mộng, James có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Cậu bé thích chơi các hình nhân lính Mỹ GI Joe và thích vẽ các trận chiến, bom đạn và máy bay. James thích vẽ chiếc Wildcats và Corsair và đặt tên cho những chiếc máy bay Nhật là Zekes và Bettys.

Chỉ vào chiếc máy bay cậu bé nói “Đó là chiếc Corsaid, nó thường hay bị xẹp bánh, và ngoặt trái mỗi khi cất cánh”

Trong khi đó, Bruce cũng tìm ra được một sự thật khủng khiếp về Jack Larsen. Hóa ra Larsen đúng là bạn của James Huston - người đã hy sinh khi máy bay bị bắn trúng động cơ, chính xác như những gì cậu bé James đã mô tả. Bruce tìm thấy tên người phi công anh hùng này trong danh sách 18 người hy sinh trong trận trên con tàu Natoma.

Larsen nói với Bruce “James là một người rất tốt. Đó là một nơi rất nguy hiểm nhưng anh ấy vẫn tình nguyện đi”. Larsen cũng cho biết những chiếc máy bay trong phi đội của anh mang theo những quả bom Naplam, loại bom thô sơ chế lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc chiến, và máy bay anh ở vị trí khóa đuôi trong phi đội nên không nhìn thấy James Huston hy sinh.

Các cựu chiến binh cũng cho biết, cha của James Huston từng tham dự các buổi kỷ niệm đoàn tụ, nhưng đã qua đời từ năm 1973 mà không được biết chính xác con trai mình đã hy sinh như thế nào.

Bruce nhớ lại, có một đêm, cậu bé James làm ông bất ngờ khi nói “Con biết bố sẽ là người cha tốt, đó cũng là lý do tại sao con chọn bố” – Bruce hỏi ngược lại “Con tìm thấy ta ở đâu?”

“Tại Hawaii, trong khách sạn màu hồng, trên bãi biển” đó cũng chính xác là nơi Bruce cùng vợ của mình hưởng kỳ nghỉ kỷ niệm 5 năm ngày cưới, và 5 tuần sau Andrea đã mang thai cậu bé James. Câu chuyện gần như không còn gì để nghi ngờ khi mỗi ngày các chứng cứ xác thực lại tăng thêm. James có thể chỉ chính xác trên bản đồ nơi máy bay rơi xuống. Khi cậu chơi với món đồ chơi những hình nhân lính GI Joe, cậu bé đặt tên cho chúng là Billie, Peeler, Leon Conner và Walter Devlin. Kỳ lạ thay, đó cũng là tên của những người đã hy sinh trong trận chiến cùng với James Huston. Thậm chí màu tóc của mấy hình nhân cũng phù hợp với mô tả từ những đồng đội của họ. Khi được hỏi lý do tại sao đặt tên hình nhân như vậy, cậu bé cho biết “Bởi vì họ đã gặp con trên thiên đàng”

Một thời gian sau, gia đình Bruce nhận được một cú điện thoại, đó là của một cựu chiến binh tận mắt nhìn thấy máy bay của James Huston rơi. Những mô tả của viên cựu phi công chính xác như những những gì James đã kể, chiếc máy bay đã trúng đạn vào động cơ và nổ tung như một quả cầu lửa. Nó rơi xuống ở rạng đá ngoài cửa vịnh. Điều này cũng lý giải tại sao cậu bé James luôn gõ vào chiếc cánh quạt để sửa chữa chiếc máy bay đồ chơi của mình.

John Richardson, một cựu chiến binh khác mô tả kỹ hơn “Tôi với anh ta như có một kết nối ánh mắt vào nhau lúc máy bay của cậu ta bị trúng đạn. Ngay động cơ, gần bình xăng chính, một ánh chớp nhấn chìm toàn bộ chiếc máy bay, gần như ngay lập tức chiếc máy bay biến mất khỏi tầm nhìn của tôi”

“Tôi đã sống một quảng đời sau đó, mà không thể quên đôi mắt của anh ấy lúc đó. Tôi không biết anh ta là ai, nhưng tôi là người cuối cùng nhìn thấy anh ấy còn sống, ánh mắt ấy đã ám ảnh tôi suốt”

Cùng với hỗ trợ của cậu bé James, Richardson đã giúp người chị gái của phi công James Hutson, Anne tìm được chi tiết câu chuyện và nơi hy sinh của em trai mình. Cô nói “Tôi cảm thấy an lòng vì Jimmy đã không quá đau khổ, chỉ một thoáng buồn là cha tôi đã không được biết câu chuyện này trước khi ông ra đi“.

Nhà Bruce đã làm một cuộc hành trình dài đến Nhật Bản và thả vòng hoa tại nới James Huston đã hy sinh. Ông nói “Thiên chúa đã ban cho chúng ta một linh hồn, nó sẽ sống mãi, như linh hồn của James Huston đã trở lại. Tại sao? Tôi không thể biết. Có những điều không thể giải thích và cũng không thể biết được”

Anne, chị gái phi công tử trận James Huston đoàn tụ với em trai mình qua 
thân xác của cậu bé James Leininger

Những cơn ác mộng của James tiếp tục mãi cho đến năm lên tám, nhưng nỗi sợ hãi đã vơi dần. James thường khóc thút thít sau những cơn ác mộng. Bất kể câu chuyện của cậu bé có thật hay không, James Huston bây giờ đã có thể yên nghĩ và câu chuyện sẽ mãi không có lời giải đáp chính xác.

James Leininger năm 11 tuổi cùng mẹ Andrea cùng bố Bruce.

Nguồn: chapcathegioi.com

Bí ẩn rùng rợn