Huyền Thoại Charles Sobhraj (The Serpent, The Bikini Killer, Kẻ Đào Tẩu, Kẻ Sát Nhân Bikini)


Tên: Hatchand Bhaonani Gurumukh Charles Sobhraj, Charles Sobhraj


Biệt Hiệu: The  Serpent, The Bikini killer, Kẻ Đào Tẩu, Kẻ Sát Nhân Bikini
 

Đó chính là tên tội phạm nổi tiếng thế giới – Charles Sobhraj, kẻ có biệt danh “sát nhân bikini”. Hắn là tên tội phạm có nhiều tài lẻ với kỷ lục trốn tù khủng khiếp nhất. Cuộc hành trình từ nước này qua nước khác với những pha giết người có một không hai của kẻ đào tẩu. Và cuộc đời của hắn đã được dựng thành phim.



Kẻ sát nhân hàng loạt, chuyên nghề trộm cắp, sinh ra tại Sài Gòn ngày 6/4/1944. Không chỉ nổi tiếng với biệt danh “sát nhân bikini” (vì tất cả 24 nạn nhân nữ hắn sát hại đều bị giết trong trang phục bikini), Charles Sobhraj còn được gọi với cái tên “kẻ đào tẩu” bởi thành tích vô số lần trốn tù. Bố là người Ấn Độ, còn mẹ là người Việt, Sobhraj lớn lên tại thành phố Sài Gòn. Và chẳng bao lâu sau bố mẹ hắn ly dị và mẹ hắn cưới một trung úy người Pháp. Thời gian đầu, mối quan hệ giữa Sobhraj và cha dượng bình thường, nhưng sau khi mẹ Sobhraj sinh con cho ông ta, thì mối bất hòa giữa họ càng trở nên nặng nề. Là một thành viên của gia đình, Sobhraj được nhập quốc tịch Pháp và được quyền tự do đi lại khắp đất nước.


Năm 2008, sau 4 năm ngồi tù vì tội giết người, Sobhraj tổ chức một lễ cưới linh đình tại nhà tù của Nepal. Cô dâu là Nihita Biswas, 20 tuổi, một phiên dịch, và chú rể, không ai khác ngoài kẻ đào tẩu 64 tuổi. Nihita sẽ là vợ bé của Sobhraj, kẻ sát nhân hàng loạt, vì hắn vẫn chưa li dị vợ cũ hiện đang sống ở Pháp.

Hành trình tội phạm của Sobhraj bắt đầu từ những năm thiếu niên. Lần đầu hắn bị buộc tội trộm cắp và phải vào nhà tù Poissy gần Paris năm 1964. Trong khoảng thời gian này, hắn bắt đầu phát hiện ra tài lẻ của mình. Hắn có tài ăn nói và khả năng thu hút sự chú ý của mọi người. Thời gian ngồi tù, hắn không những kết bạn với các tù nhân mà còn kết bạn với cả quản giáo. Lâu dần, hắn được nhà tù ưu tiên và cho phép đi lại tự do trong tù. Kẻ đào tẩu còn làm bạn với Felix d’Escogne, một luật sư giàu có. Thế nên, sau khi ra tù, hắn chuyển đến nhà người bạn mới này. Không lâu sau, hắn trở nên giàu có nhờ các vụ lừa đảo và trộm cắp trót lọt.

 
Với tài năng ăn nói và phong thái đào hoa, hắn đã chiếm được cảm tình của Chantal, con gái của một gia đình có thanh thế trong chính phủ Pháp. Cái đêm mà hắn cầu hôn với Chantal, hắn bị công an bắt vì tội ăn cắp xe ô tô và ngồi bóc lịch 8 tháng trong tù. Nhưng Chantal vẫn một lòng một dạ tin tưởng, ủng hộ người yêu. 8 tháng sau, hắn ra tù, họ nhanh chóng làm đám cưới.

Đến khi Chantal có mang, hắn vẫn không từ bỏ được cuộc sống giang hồ, trộm cắp và lừa đảo. Để tránh phải ngồi tù, Sobhraj và Chantal đã trốn khỏi Pháp đến châu Á với giấy tờ giả. Trên đường chạy trốn, họ lợi dụng và trộm cắp tài sản của bất cứ ai làm bạn với họ. Cuối cùng, hai vợ chồng tội phạm đến Ấn Độ và Chantal sinh con tại Bombay. Tại Bombay, hắn lại bắt đầu kiếm sống bằng nghề trộm cắp ô tô, cờ bạc bất hợp pháp và buôn lậu. Năm 1970, hắn bị bắt quả tang trong khi sử dụng vũ khí để trộm cắp, nhưng với sự giúp đỡ của Chantal, hắn đã trốn kịp sau khi lừa cảnh sát rằng hắn bị ốm nặng. Không lâu sau, hắn lại bị bắt, nhưng sau khi mượn được tiền từ người bố tại Sài Gòn, hắn lại nhanh chóng được thả, sau đó cùng vợ con trốn đến Kabul (Afghanistan).


Tại Kabul, vợ chồng hắn lại tiếp tục trộm cắp của khách du lịch nước ngoài. Sau khi bị bắt, hắn lại giả bệnh, người ta đưa hắn vào bệnh viện, hắn gây mê nhân viên bảo vệ của bệnh viện và lại một lần nữa trốn thoát. Lần này, hắn chạy trốn đi Iran và bỏ mẹ con Chantal lại. Mặc dù vẫn còn yêu Sobhraj, nhưng vì muốn từ bỏ cuộc sống tội phạm, Chantal đã bế con về Pháp, tự hứa sẽ không bao giờ gặp kẻ đào tẩu nữa.

Sau khi phản bội vợ con, hắn phiêu bạt khắp châu Âu và Trung Đông. Không lâu sau, em trai hắn là Andres cũng cùng anh tiếp tục cuộc sống tội phạm tại Istanbul. Hai anh em Sobhraj phạm tội ở khắp Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Sau đó, cả hai bị bắt và kẻ đào tẩu lại chuồn mất, bỏ lại em trai ngồi bóc lịch 18 năm trong nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ.


Trong cuộc hành trình phiêu bạt đến Thái Lan, hắn gặp Marie-Andree Leclerc, một khách du lịch từ Lesvis, Quebec. Không lâu sau, cô cũng bị hắn thu hút, mặc cho quá khứ tội phạm của Sobhraj và cuộc sống hiện tại của mình, cô quyết định đi theo hắn. Marie không những là người tình mà còn là kẻ đồng phạm với hắn.

Cặp tình nhân lại bắt đầu cuộc hành trình trộm cắp, lừa đảo bằng cách gây nguy hiểm cho khách du lịch, sau đó lại giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Một lần, hắn đã giúp hai cảnh sát Pháp tìm lại hộ chiếu mà chính hắn đã ăn cắp. Một lần khác, hắn tìm chỗ ở cho Dominique Rennelleau và chăm sóc ông ta trong lúc bệnh tật, căn bệnh do chính tay Sobhraj gây ra. Sau đó, hắn gặp một tên tội phạm là Ajay Chowdhury, người Ấn Độ, và cả hai cùng chỉ huy một băng nhóm tội phạm nhỏ ở Thái Lan.
 

Năm 1975, Sobhraj và Chowdhury lần đầu tiên phạm tội giết người. Đa số các nạn nhân bị giết đều đã một thời cùng chung sống trong băng đảng tội phạm của Sobhraj. Họ bị giết khi đe dọa sẽ tố cáo hắn. Nạn nhân đầu tiên là Teresa Knowlton đến từ Seattle, Mỹ. Thi thể cô được tìm thấy sau khi bị đốt cháy, giống như các nạn nhân của Sobhraj. Nạn nhân thứ hai là Jennie Bolivar cũng là người Mỹ. Ban đầu, cảnh sát cho rằng Bolivar bị chết đuối vì cảnh sát Thái Lan phát hiện Bolivar chết trong trang phục bikini. Nhưng sau đó, khi giám định lại thi thể Bolivar, người ta mới hay cô không phải chết đuối, mà bị giết.

Nạn nhân thứ ba là Vitali Hakim, một người Do Thái. Thi thể anh ta được phát hiện ngay trước sân nhà, nơi mà tên tội phạm Sobhraj sống.



Sau khi gặp Henk Bintanja, 29 tuổi và vợ sắp cưới của anh ta là Cornelia Hemker, 25 tuổi tại Hồng Kông, hắn đã mời họ đến Thái Lan chơi. Đến nơi, hắn cho thuốc độc vào thức ăn hai vợ chồng chưa cưới rồi giả vờ chăm sóc họ hồi phục. Đúng lúc đó, người bạn gái của nạn nhân Vitali HaKim là Charmayne Carrou bay đến Thái Lan để điều tra về cái chết của bạn trai. Sợ bị lộ tung tích, hắn và Chowdhury lập tức bóp cổ cho đến chết cặp tình nhân và đốt xác họ. Không lâu sau, thi thể Hakim, Carrou được tìm thấy trôi trên một con sông của Thái Lan, cô gái mặc bộ bikini hoa.

Khi thi thể hai cặp tình nhân được tìm thấy thì Sobhraj và người tình Leclerc của hắn đã ăn cắp hộ chiếu bay sang Nepal. Tại Nepal, họ gặp và giết Laurent Ormon Carriere, 26 tuổi, người Canada và Connie Bronzich, 29 tuổi đến từ Carlifornia, Mỹ. Sau khi ăn cắp hộ chiếu của nạn nhân mới, hắn cùng người tình quay lại Thái Lan trước khi thi thể nạn nhân được phát hiện.
 

Khi hắn về nhà thì thấy 3 người trong băng nhóm tội phạm của hắn đã bị bắt vì cảnh sát phát hiện thấy trong nhà giấy tờ của những nạn nhân đã qua đời. Sobhraj lại tiếp tục đến Calcutta và giết một nhà văn là Avoni Jacob, và một người Do Thái để ăn cắp hộ chiếu. Sau khi làm xong vụ này, Sobhraj cùng người tình và Chowdhury chu du khắp Ấn Độ, rồi quay lại Bangkok, Thái Lan năm 1976. Tại Thái Lan, chúng bị bắt nhưng sau đó lại được thả vì chính quyền sợ ảnh hưởng đến khách du lịch vào Thái Lan.

Ba tên tội phạm lại đến Malaysia. Sau một thời gian trộm cắp, Chowdhury bỗng mất tích. Rất nhiều người cho rằng Chowdhury đã bị kẻ đào tẩu giết. Tại Bombay, Ấn Độ, Sobhraj và người tình cố gắng thiết lập băng đảng tội phạm. Chúng lừa được hai cô gái người châu Âu là Sheryl Smith và Mary Eather và hiện tại băng nhóm của chúng có 4 người. Nạn nhân kế tiếp là một người đàn ông Pháp là Jean-Luc Solomon, Solomon chết vì uống phải thuốc độc. Năm 1976, tại thành phố New Delhi, kẻ đào tẩu và ba người đàn bà nô lệ cùng nhau lừa một nhóm sinh viên cao học của Pháp. Chúng vờ làm hướng dẫn viên du lịch. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, Sobhraj đã cho thuốc độc vào nước uống của các sinh viên, nhưng vì thuốc quá nặng, nhiều sinh viên đã ngất ngay lập tức. Vài sinh viên chưa kịp uống đã chạy trốn kịp để báo cảnh sát.
 

Sau khi bị cảnh sát bắt, Barbara và Mary Ellen đã thú tội và tìm cách tự tử. Trong khi đó, Sobhraj dùng tiền ăn cắp để đút lót cai ngục để có một cuộc sống tạm ổn trong tù. Ngày xét xử kẻ đào tẩu, hắn thuê rồi đuổi hết luật sư này đến luật sư kia. Trong tòa, hắn đưa em trai lên làm chứng. Trong sự bất ngờ của mọi người, quan tòa tuyên án 12 năm tù thay bằng án tử hình như yêu cầu của mọi người. Còn Leclerc bị buộc tội đã hạ độc các học sinh Pháp.

Nhưng cuộc sống trong tù của hắn khá đầy đủ tiện nghi. Hắn đã đút lót các quản giáo, nên trong phòng giam có các thiết bị như tivi và tủ lạnh. Hắn còn có một người đầu bếp riêng. Và để tránh án tử hình, hắn đã bày mưu tính kế để ngồi thêm 10 năm trong nhà tù “sang trọng” này. Tháng 3 năm 1986, trong buổi tiệc mừng tròn 10 năm ngồi tù, hắn đã mời các tù nhân và các quản giáo của nhà tù đến dự tiệc và hạ thuốc mê. Sau khi đánh thuốc mê, hắn thong thả đi bộ ra khỏi nhà tù. Không lâu sau, đúng như ý muốn, hắn bị bắt tại Goa và được tuyên án ngồi tù thêm 10 năm nữa.
 

Năm 1997, 52 tuổi, kẻ đào tẩu được trả tự do và lập tức trở lại Pháp. Hắn mua một căn nhà nguy nga gần thành phố Paris (số tiền này do hắn ăn cắp và tiền bản quyền từ rất nhiều sách và phim về hành trình tội phạm của mình). Hắn đã bắt trả 15 triệu đô la để làm phim về cuộc đời mình.

Đang sống yên ổn tại Pháp thì ngày 17 tháng 8 năm 2003, kẻ đào tẩu bỗng bị một nhà báo phát hiện trên đường đi tới sòng bạc tại Kathmandu, Ấn Độ. Vài ngày sau, hắn bị cảnh sát Nepal bắt và buộc tội giết Bronzich và Carriere. Kẻ đào tẩu cuối cùng cũng bị bắt và buộc ngồi tù suốt cuộc đời còn lại.
Nguồn: chapcathegioi.com

Vụ Án Kinh Hoàng