Chuyện về cây keo cô đơn tại Tenere và những suy gẫm về thiên nhiên đang dần biến mất

L’Arbre du Ténéré, là một cây keo đơn độc đã từng được xem là cây duy nhất trên hành tinh tồn tại chỉ một mình trong bán kính 400 km. Đứng lẻ loi ở sa mạc Sahara khô cằn, nơi đã từng là một phần của một khu rừng tươi tốt và khu dân cư trù phú. Qua thời gian, khí hậu đã thay đổi và các loại cây khác nhau tại đây đều biến mất, duy chỉ có nó còn đứng một mình trong sa mạc đầy nắng và cát nóng, nó đã vẫn đứng tại đây trãi qua hàng trăm năm ven tuyến đường của các đoàn lữ hành xuyên qua sa mạc Sahara vùng Ténéré, phía Đông Bắc Niger . Điều thú vị là nó cũng là cái cây duy nhất được đánh dấu với cái tên là Arbre Perdu hoặc ‘Lost Tree’ trên bản đồ có tỉ lệ thu nhỏ đến 1:4,000,000.



Đáng tiếc thay, qua hàng thời gian với khí hậu khắc nghiệt nó vẫn sống sót giữa sa mạc nắng cháy cho đến một ngày vào năm 1973, một gã tài xế xe tải say rượu đã đụng trúng và hạ gục nó hoàn toàn.

Vùng đất Tenere xưa kia không phải là một sa mạc. Vào kỷ Carbon, thời tiền sử, nó từng là đáy biển và sau đó là một khu rừng nhiệt đới. Loài khủng long từng lai vãng khu vực này để kiếm ăn, chúng săn một loài bò sát giống cá sấu có biệt danh là SuperCroc. Tenere cũng từng là nơi sinh sống của loài người hiện đại vào thời kỳ Paleolithic 60.000 năm trước đây. Họ săn bắt động vật hoang dã và để lại các bằng chứng về sự hiện diện của mình qua các công cụ bằng đá được tìm thấy. Trong suốt thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 10.000 năm, các thợ săn thời cổ đại đã tạo ra nhiều bức tranh khắc trên đá được các nhà khảo cổ phát hiện khá nhiều trong khu vực.

Khi khí hậu bắt đầu biến đổi, vùng Ténéré trở nên khắc nghiệt hơn, thảm thực vật dần dần biến mất vì lượng mưa hàng năm trung bình chỉ đạt 2,5 cm. Nước thậm chí khan hiếm ngay cả dưới lòng đất. Vào khoảng đầu thế kỷ 20, chỉ còn một nhóm nhỏ, những cây keo hoa vàng còn có thể sống sót tại Ténéré. Nhưng rồi theo thời gian tất cả đều đã chết. Kỳ lạ thay một cây keo vẫn còn sống dù chỉ có một mình nó trong vòng bán kính 400 km.

Khi Tư lệnh của Phái đoàn quân sự Đồng minh, Michel Lesourd, lần đầu tiên nhìn thấy cây keo đơn độc này vào năm 1939, ông đã viết:

Người ta phải tận mắt thấy cái cây này để tin rằng nó thật sự tồn tại. Bí mật của nó là gì? Làm thế nào có thể nó vẫn còn sống? mặc dù đàn lạc đà qua đây vẫn thường cạ sườn vào thân cây. Làm thế nào các đoàn lữ hành để những con lạc đà không ăn mất ăn lá và gai của nó? Tại sao những đoàn buôn muối lữ hành người Touareg không bao giờ cắt nhánh của nó để đốt lửa pha trà cho họ? Câu trả lời duy nhất là cây đó là điều cấm kỵ được những người lái buôn qua đây tôn trọng.

Có một tập tục mê tín được biết đến đó là mỗi năm các đoàn buôn muối lữ hành băng qua sa mạc Sahara thường tụ tập quanh cây keo đơn độc trước khi gặp nhau trên tuyến đường xuyên qua Ténéré. Cây keo đã trở thành một ngọn hải đăng sống, nó là cột mốc đầu tiên hoặc cuối cùng cho đoàn lữ hành rời Agadez đến Bilma, hoặc ngược lại.

Sau khi bị đụng, cây keo này đã chết và đã được chuyển đến Bảo tàng quốc gia Niger ở Niamey. Vị trí của nó hiện nay đã được thay thế bằng một cột kim loại khá đơn giản tượng trưng cho cây keo độc nhất này.

Năm 1939

Năm 1967

Năm 1970

Năm 1973, sau khi bị một chiếc xe do một gã say rượu đụng trúng, nó đã hoàn toàn bị hạ gục

Và ký ức về cây keo đơn độc chỉ còn trên con tem bưu thiếp

Vị trí của nó ngày nay là một chiếc cột kim loại vô cảm

Không gì thay thế được khi thiên nhiên đã dần dần biến mất do sự tàn phá của con người.

Những kỷ niệm đẹp của nó mãi mãi chôn vui trong bốn bức tường của ngôi nhà trong khuôn viên Bảo tàng quốc gia Niger ở Niamey
Nguồn: chapcathegioi.com

Bí ẩn rùng rợn