- 30 dấu hiệu chứng minh nước Mỹ đang dần trở thành một nhà tù
Lưu ý: Đây là bài viết được dịch lại từ một tài liệu tiếng nước ngoài.
Tài liệu chỉ có tính chất tham khảo về mặt kiến thức, không có mục đích ám chỉ bất cứ điều gì !
- Các bạn không mất gì cả, mình chỉ có 2 nhờ vả nhỏ là ai đọc thì xin hãy mở link youtube ra, tắt tiếng và treo nó ở đó chứ đừng tắt ngay nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=b7WZclDInBI%2F
- Rồi, vậy thôi :3
Hầu hết chúng ta đều không nghĩ về điều này, nhưng sự thật là ngày nay chúng ta bị giám sát nhiều hơn bất kì thời đại nào trong lịch sử. Sự bùng nổ công nghệ trao cho chính quyền, các tập đoàn lớn, các công ty gián điệp những công cụ theo dõi mà những tên vua chúa hay nhà độc tài thuở xưa chỉ có mơ mới thấy
Thế hệ trước chẳng bao giờ phải đối phó với camera giám sát dựa theo ngôn ngữ cơ thể “Tiền tội phạm” hay những chiếc máy bay không người lái theo dõi họ từ tít trên cao. Thế hệ trước chẳng bao giờ mơ được rằng những chiếc đèn đường hay tủ lạnh trong nhà cũng theo dõi họ. Có rất nhiều thứ công nghệ giám sát kinh tởm đến mức sẽ làm bạn phải chưng hửng khi đọc về nó.
Chúng ta đang hướng đến một tương lai không còn định nghĩ về sự riêng tư cá nhân nữa. “Anh Đại” đang dần có mặt ở khắp mọi nơi, và hàng nghìn công nghệ mới đang được phát triển để việc giám sát bạn trở nên dễ hơn. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và rất nhiều sự thay đổi không mang hướng tích cực chút nào.
Dưới đây là 14 thứ công nghệ giám sát kinh khủng mà “Anh Đại” dùng để theo dõi bạn…
#1 Camera theo dõi “Tiền Tội phạm”
Một công ty được biết đến với cái tên BRS Labs đã và đang phát triển camera giám sát “tiền tội phạm” cho phép xác định bạn có là một tay khủng bố hay tội phạm hay không thậm chí khi bạn còn chưa thực hiện tội ác .
Nghe có điên không?
Ờ thì, chính phủ đang rất nghiêm túc sử dụng công nghệ này. Thực tế, hàng tá chiếc camera đang được lắp đặt ở các trạm phương tiện công cộng ở San Francisco (in San Francisco)….
Bước cuối cùng của dự án BRS Labs là lắp đặt thiết bị của nó vào hệ thống phương tiện giao thông ở San Francisco, bao gồm xe bus, xe điện, tàu điện ngầm.
Công ty này nói sẽ cài đặt ở 12 trạm, mỗi trạm 22 cái, tổng cộng là 288 cái.
Những chiếc camera này trong thực tế có khả năng theo dõi đến 150 người một lúc và từ từ sẽ xây dựng nên một bộ nhớ về những hành tung đáng nhờ, từ đó nó sẽ quyết định xem ai khả nghi.
#2 Lấy dấu vân tay từ khoảng cách 20 feet (Một feet là 30,48 cm, 20 feet là tầm 6 mét, mình sẽ dùng từ mét cho anh em dễ hình dung nhé)
Bạn có tưởng tượng được rằng có một người cách bạn tận 6 mét lại có thể đọc dấu vân tay của bạn mà bạn không hề hay biết gì không?
Loại công nghệ này thật ra đã có mặt POPSCI (according to POPSCI)….
Để bước vào phòng tập gym hay văn phòng sẽ sớm trở nên đơn giản như vẫy tay ở trước cửa. Một chi nhánh có tên Hunsville, Ala của công ty Idair (IDair) đang phát triển hệ thống quét và xác định dấu vân tay trong cự li 6 mét (scan and identify a fingerprint).Kết hợp với sinh trắc vân tay, nó sẽ giúp hệ thống an ninh cho phép hoặc từ chối mở cửa từ xa mà không cần người dùng phải dừng lại và đặt ngón tay lên máy quét, đọc thẻ ID hoặc mất thời gian xử lí .
Dạo đây khách hàng của Idair thường chỉ là quân đội, nhưng công ty này cũng muốn mở rộng làm ăn với các doanh nghiệp muốn thiết lập hệ thống an ninh giữa cơ sở và bên ngoài. Một chuỗi phòng tập gym đang thử nghiệm hệ thống này (không còn sử dụng thẻ thành viên để vào phòng nữa) và người sáng lập công ty Idair cũng nói rằng điểm đáng đồng tiền của hệ thống là khách hàng có thể dùng công nghệ sinh trắc vân tay, sử dụng dấu vân tay để xác nhận danh tính mà không cần sử dụng thẻ ID hoặc dữ liệu hay những con chip.
#3 Xe tán xạ di động
Cảnh sát khắp nước Mỹ sẽ sớm lái những chiếc xe không có huy hiệu cảnh sát để quan sát bên trong xe bạn hay thậm chí bên trong quần áo của bạn dựa vào công nghệ “Pornoscanner” hiện đang được sử dụng bởi TSA tại sân bay Mỹ (using the same “po rno scanne r” te chnology)
Cảnh sát Mỹ đang được yêu cầu hợp tác với quân đội trong việc phát triển dự án Khoa Học Hoa Kì & Kĩ thuật xe lưu động tán xạ, hoặc những chiếc máy tán xạ tia X cầm tay. Những thứ này được TSA chính thức gọi bằng cái tên “Kẻ quan sát vùng kín bằng phóng xạ”, hiện nó được dùng ở các sân bay Hoa Kì để quan sát đến tận vùng kín của trẻ em, người già, và tất nhiên, cả bạn nữa (Tự nhiên muốn làm cảnh sát Mỹ ghê :v )
Những thiết bị Pornoscanner này trông giống những chiếc xe tải bình thường và đi tuần khắp các con đường Hoa Kì, quan sát xuyên qua những chiếc ô tô (và quần áo) của bất cứ ai trong phạm vi quan sát của nó. Nhưng đừng lo, việc này không vi phạm quyền riêng tư cá nhân ủa bạn đâu. Như phó chủ tịch phòng marketing của AS$E – Joe Reiss đã nói, “Từ quan điểm của sự riêng tư, tôi đang rất suy xét về những sự đồng thuận hay phản đối và công nghệ này sẽ vấp phải
#4 Hijacking tâm trí (Hijacking là thuật ngữ, dạng như thay đổi đích đến.)
Quân đội Mỹ dĩ nhiên là muốn có khả năng kiểm soát tâm trí của bạn. Học thuyết này sẽ cho phép Mỹ thay đổi một tên khủng bố từ bỏ không làm khủng bố nữa mà không đụng đến bạo lực. Nhưng hiển nhiên là khả năng lạm dụng công nghệ này quá cao. Dưới đây là từ bài báo của Dick Pelletier…. (by Dick Pelletier…).
Cơ quan nghiên cứu dự án chuyên môn Quốc Phòng Lầu Năm Góc (DARPA) muốn hiểu được cơ sở khoa học về thứ khiến người ta bạo lực, sau đó tìm cách để Hijacking tâm trí họ bằng cách đưa vào đầu họ những điều sai với thực tế nhưng vẫn đáng tin đối với họ, từ đó gợi lên suy nghĩ ôn hòa trong đầu họ rằng “Chúng ta là bạn, không phải thù” .
Những người phản đối nói rằng việc này phạm đến vấn đề đạo đức như những nhân vật trong phim khoa học viễn tưởng A Clockwork Orange, những nhân vật này đã cố gắng thay đổi tâm trí kẻ khác để chúng không giết họ nữa (A Clockwork Orange).
Những người ủng hộ thì lại tin rằng việc này sẽ đưa những điều hợp lý vào đầu những tên khủng bố, quân nổi dậy hoặc phái cấp tiến, có thể biến họ từ thù thành bạn, thành những công dân tốt và thắt chặt tình bạn.
Các nhà khoa học đôi lúc đã tường thuật rằng; một chuỗi các sự kiện thường được sắp xếp theo thứ tự thời gian; nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều khiển tâm trí con người, kiến tạo nên bản tính riêng của mỗi người; thường tạo cảm hứng để họ thực hiện hành vi bạo lực. Hãy xem đề nghị của DARPA tại đây
#5 Máy bay không người lái của Mỹ ở vùng trời
Cơ quan thực thi pháp luật trên khắp Hoa Kỳ đang bắt đầu sử dụng máy bay do thám không người lái để do thám chúng ta, và Bộ An ninh Nội địa đang tích cực tìm cách mở rộng việc chính quyền địa phương cũng sử dụng những chiếc máy bay như vậy.... (aggressively seeking)
Bộ An ninh Nội địa đã đưa ra một chương trình để "tạo điều kiện và thúc đẩy việc cảnh sát và các cơ quan an ninh công cộng khác thông qua những chiếc máy bay nhỏ, không người lái. Nỗ lực này khiến một quan chức phải thừa nhận rằng ta sẽ phải đối mặt với “Một vấn đề cực lớn về quyền riêng tư “
Dự án công nghệ phòng không 4 Triệu Đô này sẽ kiểm tra và đánh giá hệ thống máy bay không người lái nhỏ, thứ được thiết kế để làm “người trung gian” giữa hệ thống máy bay và cơ quan phản hồi “trước khi những chiếc máy này hạ xuống hồ” (“before they jump into the pool,”), câu nói này được phát biểu bởi John Appleby, giám đốc quản lý bộ khoa học và công nghệ an ninh biên giới và hàng hải DHS .
Sự thật là có rất ít người Mỹ quan tâm đến sự phát triển về quốc gia này. EPA đã và đang sử dụng máy bay không người láy để thăm dò các trang trại gia súc ở Nebraska và Iowa (in Nebraska and Iowa). Liệu chúng ta có xem việc những chiếc máy bay không người bay vèo vèo liên tục trên đầu chúng ta là bình thường chứ?
#6 Chính quyền dùng chính DTDD của các bạn để theo dõi các bạn
Mặc dù đây không phải là công nghệ mới, chính quyền đang dùng ĐTDĐ của chúng ta để theo dõi hơn bao giờ hết. Bài viết gần đây có miêu tả (as a recent Wired article described….)
Dựa theo số liệu cung cấp cho Quốc Hội, năm ngoái Mạng di động đáp ứng 1.3 triệu yêu cầu từ chính phủ về thông tin thuê bao, bao gồm tin nhắn văn bản và vị trí cuộc gọi .
Chỉ một “yêu cầu” nhỏ cũng có thể liên quan đến hàng trăm khách hàng. Vậy nên số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc này có thể lên đến hàng chục triệu người mỗi năm…..( “the tens of millions” )
Lượng người Mỹ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng dữ liệu di động của chính quyền có thể lên đến hàng chục triệu, vì một yêu cầu nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hàng tá hoặc thậm chí hằng trăm người khác. Chính quyền cũng đã yêu cầu thứ có tên “Bãi tháp di động – Cell tower dumps”, thứ này
yêu cầu các hãng di động cung cấp tất cả các số di động thực hiện kết nối với tháp tín hiệu trong khoảng thời gian nhất định
Vậy nên, ví dụ nhé, nếu cảnh sát muốn tìm một người đã đập vỡ kính cửa sổ của một cửa hàng khi đang biểu tình, cảnh sát có thể là sẽ có số điện thoại và dữ liệu định danh của toàn bộ người biểu tình tại thời điểm đó – và dùng những dữ liệu đó cho mục đích khác.
Có lẽ bạn không nên dùng điện thoại di động của bạn nhiều quá (your cell phone). Sau cùng thì, có hơn 500 nghiên cứu (more than 500 studies) chỉ ra rằng sóng di động có hại với con người mà…
#7 Cơ sở dữ liệu sinh trắc học
Khắp nơi trên thế giới, chính phủ đang phát triển cơ sở sinh trắc học khổng lồ của công dân của họ. Chỉ cần xem qua những gì đang diễn ra ở Ấn Độ (in India…).
Trong 2 năm qua, chính quyền đã có dữ liệu về vân tay, ảnh cũng như ảnh quét tròng mắt của hơn 200 triệu dân Ấn Độ, cũng như đưa ra một dãy 12 con số có khả năng xác định danh tính mỗi người ở bất kì đâu
Đây chỉ mới là sự bắt đầu, mục tiêu là làm điều tương tự với dân số hiện tại (1,2 tỉ người năm 2012 – en.wikia để có thêm thông tin về sản phẩm..), từ đó những người Ấn nghèo nhất cũng có thể chứng minh sự tồn tại và danh tính của họ khi cần lấy dữ liệu, nhận trợ giúp từ chính quyền, mở tài khoản ngân hàng và nhiều thứ khác .
Dự án này yêu cầu một ổ dữ liệu có thể chứa hơn 1.2 tỉ dấu vân tay, 1.2 tỉ bức ảnh chân dung và 2.4 tỉ ảnh quét tròng mắt, ổ dữ liệu này cũng có thể được truy cập từ các thiết bị kết nối bằng Internet và xuất kết quả trong thời gian cực ngắn (Chúng ta có thể liên tưởng nó giống các search engine như Google, công khai hay không thì chưa biết)
#8 Vi mạch RFID
Trong bài viết trước, tôi đã nói về cách quân đội Mỹ theo đuổi phát triển công nghệ cho họ khả năng giám sát thể trạng mỗi người lính và tăng cường khả năng của họ trên chiến trường bằng vi mạch (RFID microchips)
Hầu hết người Mỹ đều không nhận ra, nhưng vi mạch RFID đang nhanh chóng trở thành một phần trong cuộc sống chúng ta. Rất nhiều thẻ tín dụng của bạn chứa chúng. Rất nhiều người Mỹ sử dụng thẻ an ninh chứa vi mạch RFID tại nơi làm việc. Ở vài nơi trên đất nước này hiện đang bắt buộc phải tiêm vi mạch RFID vào thú cưng của bạn
Hiện nay, một hệ thống trường học ở Texas đang lên kế hoạch sử dụng vi mạch này để giám sát chuyển động của học sinh ….( to track the movements of their students….)
Trường Tư Morthside lên kế hoạch giám sát học sinh vào năm sau tại 2 cơ sở của trường. Bằng cách thử nghiệm cấy vi mạch vào thẻ học sinh, cuối cùng việc này sẽ được thực hiện ở 112 trường học và 100,000 học sinh
Cán bộ cho biết Hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) sẽ tăng cường sự an toàn bằng cách cho phép họ định vị học sinh – cũng như điểm danh vào đầu buổi học, từ đó hạn chế tiêu hao kinh phí nhà nước – thứ thường bị thất thoát bởi sự vắng mặt của học sinh
#9 Đầu đọc bằng lái xe tự động
Trong bài viết trước, tôi có đính kèm một đoạn của tờ báo Washington (a Washington Post piece) nói về việc đầu đọc bằng lái đang được sử dụng để theo dõi chuyển động của xe cộ từ lúc nó bước vào Washington D.C cho tới lúc nó bước ra….
Có hơn 250 cái camera ở huyện và các vùng ngoại ô có phần mềm quét bằng lái xe, giúp cảnh sát giám sát xe bị ăn trộm và bắt những kẻ giết người. Nhưng phần mềm này đã vượt quá giới hạn mọi người có thể tưởng tượng được từ vài năm trước.
Với việc không bị dư luận chõ mũi, cơ quan cảnh sát đã bắt đầu lưu trữ thông tin từ các camera, xây dựng tài liệu di chuyển của hàng triệu chiếc xe.
Không nơi nào mà việc này phổ biến như ở các huyện, ở đó có hơn 1 máy đọc trên 1 dặm vuông, mật độ dày đặc nhất trong quốc gia. Cảnh sát ở ngoại ô Washington có hàng tá máy như thế, và cơ quan địa phương có kế hoạch tăng thêm lượng máy trong tháng tới, tạo ra một mạng lưới toàn diện để bao phủ mọi cách tiếp cận vào trong huyện.
#10 Phần mềm đọc khuôn mặt
Liệu một cái máy tính có thể biết bạn đang nghĩ gì chỉ bằng cách nhìn vào cái mặt bạn không?
Đừng cười. Thứ công nghệ đó thực tế đang được phát triển. Dưới đây là từ bài báo NewScientist
Nếu những cái máy tính ta nhìn vào nó hàng ngày có thể nhìn thấy mặt chúng ta, chúng có thể biết rõ ta hơn bất cứ ai .
Viễn cảnh này có vẻ không còn xa. Nhà nghiên cứu ở Viện nghiên cứu công nghệ truyền thông Massachusetts đang phát triển một phần mềm có thể đọc cảm xúc đằng sau biểu hiện trên khuôn mặt. Trong vài trường hợp, máy tính thể hiện tốt hơn con người. Phần mềm này có thể trở thành
thiết bị khá “hot” và sẽ được dùng trong đánh giá người khác và phát triển quảng cáo .
#11 Khai thác dữ liệu
Chính phủ không phải là người duy nhất theo dõi bạn. Sự thật là toàn bộ các tập đoàn lớn đang thu thập mọi thông tin về bạn để họ có thể bán thông tin đó. Đây được gọi là “khai thác thông tin (đào thông tin – “data mining“), và nó là một ngành công nghiệp đang bùng nổ những năm gần đây
Một tập đoàn khổng lồ có tên Acxiom đã sưu tầm thông tin cửa hơn 190 triệu người chỉ tính trong nước Mỹ (more than 190 million people)
Công ty này phù hợp với ngành tiếp thị dữ liệu. Bắt đầu vào năm 1969, dưới cái vỏ Công ty Nhân khẩu, sử dụng sách, điện thoại và các dụng cụ công nghệ thấp khác như 1 chiếc máy tính để thu thập thông tin của những người bầu cử và khách hàng để đi tiếp thị. Gần 40 năm sau, Acxiom đã có thông tin chi tiết của hơn 190 triệu người và 126 hộ khẩu tại mỹ, và khoảng 500 triệu khách hàng tiềm năng trên thế giới. Hơn 23.000 máy chủ ở Conway, ngay phía bắc của Little Rock, thu thập và phân tích hơn 50 nghìn tỷ dữ liệu 'giao dịch' một năm.
#12 Đèn đường theo dõi chúng ta?
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng đèn đường cũng có thể theo dõi bạn?
Ờm, thật ra nó đã xảy ra rồi. Đèn đường công nghệ cao có thể quan sát xem bạn làm gì và nghe xem bạn đang nói gì đang được lắp đặt ở vài thành phố lớn của Mỹ. Dưới đây là từ bài viết của Paul Joseph Watson từ for Infowars.com….
Đèn đường công nghệ cao được tài trợ bởi liên bang đang được cài đặt trên các thành phố ở Mỹ để hỗ trợ DHS tạo ra “thông báo mật” cũng như làm camera giám sát, chúng cũng có khả năng “ghi âm cuộc trò chuyện, mang lại một mối đe dọa của đèn đường thông minh với quyền riêng tư
#13 ISP đang tự động theo dõi các hoạt động của bạn trên Internet
Như tôi đã viết lúc trước,(Không gì trên Internet là riêng tư cả- nothing you do on the Internet is private). Dù sao, Dịch vụ cung cấp Internet và ngành công nghiệp giải trí đang đưa việc theo dõi trên Internet lên tầm cao mới (to a whole new level…).
Nếu bạn download một phần mềm, video hay nhạc có bản quyền, dịch vụ cung cấp Internet (ISP) của bạn sẽ biết điều đó, và chúng sẽ tới với bạn
Có một ngày mà tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất quốc gia sẽ đồng loạt thực hiện một kế hoạch chống vi phạm bản quyền, chúng sẽ khai thác mạng bằng các chương trình gián điệp kĩ thuật, và cắt đứt băng thông đường truyền của người dùng cho đến khi họ ký một thỏa thuận rằng họ sẽ không bao giờ download hàng có bản quyền nữa .
Ngày làm việc này phần lớn là được giữ bí mật. Thỏa thuận này được làm bởi Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ (Recording Industry Association of America - RIAA) và Hiệp hội điện ảnh Hoa Kì ( the Motion Picture Association of America - MPAA), cùng với sự phối hợp của chính quyền Obama
#14 Theo dõi bằng gia dụng của chúng ta
Liệu một ngày nào đó chính quyền có thể theo dõi bạn bằng cái tủ lạnh ở nhà bạn??
Đừng cười.
Đó chính xác là những gì giám đốc CIA David Petraeus nói rằng sắp xảy ra
Petraeus nói rằng những công cụ có kết nối Internet sẽ “biến” thành một nghệ thuật theo dõi – cho phép những tay gián diệp theo dõi người khác mà không cần phải cài bọ, đột nhập hay phải mặc một bộ vest để trà trộn vào buổi tiệc
Dùng từ “biến đổi” thì có hơi quá,nhưng tôi tin chúng vô cùng thích hợp để sử dụng công nghệ này – Petraeus nói
“Tùy vào tính chất của vật để theo dõi (biệt danh là tradecraft) . Mục tiêu được quan tâm sẽ được định vị, xác định, theo dõi, và điều khiển từ xa bằng những công nghệ như RFID,, mạng cảm biến, máy chủ nhúng mini (tiny embedded servers ‘Particularly ) – tất cả những công nghệ được kết nối đều là thế hệ sau có mục tiêu sử dụng dồi dào, chi phí thấp, công suất tính toán cao
Petraeus đã nói với một công ti đầu tư công nghệ mới nhằm mục đích thêm bộ xử lí và bộ kết nối Internet vào các đồ gia dụng “câm” như tủ lạnh, lò nướng hay hệ thống chiếu sáng
Những gì tôi viết trên đây chỉ là những thứ mà họ thừa nhận.
Còn có rất nhiều “công nghệ đan” đang được phát triển mà công chúng với chưa được biết
Những thứ này sẽ đi bao xa? Liệu “Anh Đại” đã đi quá xa?
Nguồn: chapcathegioi.com