Heracleon - là một thành phố Ai Cập cổ chìm dưới đáy biển 1200 năm trước. Thành phố này là một trong những thương cảng trung tâm, nơi giao thương quan trọng nhất ở vùng Địa Trung Hải thời xa xưa trước khi biến mất hoàn toàn. Những tàn tích còn sót lại của thành phố được tìm thấy ở độ sâu 9m ngoài khơi vùng biển Địa Trung Hải, gần thành phố Alexandria.
Tương nữ thần Hapi, cao 5,4m được trục vớt từ đáy biển
Cuộc khai quật trải dài trong 13 năm với 64 xác tàu cổ, 700 neo, vô số tiền vàng Hy Lạp cùng những tấm bia lớn khắc ngôn ngữ cổ Hy Lạp, Ai Cập.
Heracleion – được dựng lại bằng 3D trên máy tính
Đèn bằng đồng có niên đại vào năm thứ hai trước công nguyên
Các mảnh vỡ của bia và tượng Pharaoh và nữ thần Hapi
Một miếng vàng khắc chữ Hy Lạp cổ vào thời cai trị của Ptolemy III (246-222 trước công nguyên).
Một tấm bia được khắc theo lệnh Pharaoh Nectanebo I (378-362 trước Công nguyên) và là bản sao gần như giống hệt tấm bia Naukratisa hiện được trưng bày trong Bảo tàng cổ vật Ai Cập tại Cairo.
Một cái mâm bằng vàng được tìm thấy trong khu vực Thonis-Heracleon. Đây là một dạng đĩa cạn phục vụ các món ăn và đồ uống trong thời Hy Lạp cổ đại
Một hiện vật gây ấn tượng mạnh cho các nhà khảo cổ, đó là bức tượng Nữ Hoàng trái cây bằng đá đen được chế tác vào thời Ptolemaic. Bức tượng này tượng trưng cho người cai trị triều đại Ptolemaic, đó có thể là nữ hoàng Cleopatra II và Cleopatra III trong trang phục nữ thần Isis.
Heracleon bị ngập lụt do các thảm họa tự nhiên vào khoảng năm 700, các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng của mực nước biển kết hợp với sự sụp đổ đột ngột của trầm tích khiến thành phố lún xuống 3,6 m. Theo thời gian thành phố dần dần biến mất khỏi bản đồ, chỉ được đề cập đến trong vài văn bản cổ. Những khai quật gần đây cho thấy, thành phố Heracleon từng là nơi giao thương sầm uất và là trung tâm văn hóa quan trọng trong khu vực hơn một ngàn năm trước đây. Một phần Đền thờ huyền thoại Amun-Gered, nơi Cleopatra được trao quyền cai trị Ai Cập, đã được tìm thấy. Ngoài ra nhiều quách đá vôi, các xác ướp động vật cùng với các bức tranh mô tả đời sống nơi đây cho thấy cuộc sống giàu có tráng lệ của thành phố mất tích.
Các hiện vật gần như còn khá nguyên vẹn gây sửng sốt cho các nhà khoa học. Giáo sư Sir Barry Cunliffe, đến từ trường đại học Oxford, một nhà khảo cổ học tham gia khai quật cho biết: “Nhờ được lớp cát bảo vệ nên các hiện vật chôn vùi dưới đáy biển được bảo quản khá nguyên vẹn“.
Tuy vậy bí ẩn nguyên nhân thảm họa gây xóa sổ thành phố này vẫn còn nhiều tranh cải. Theo suy luận của nhóm Goddio cho rằng trọng lượng đồ sộ của các toà nhà được xây trên nền đất sét là nguyên nhân chúng dễ dàng lún xuống sau một trận động đất.
Nguồn: chapcathegioi.com