Đây là những bức ảnh gây nhiều tranh cãi trong nhiều thập niên mà không vẫn không có một kết luận chính thức. Từ câu chuyện những nô lệ bị giết hại hiện về cho đến các hồn ma thủy thủ chết oan hay những hình ảnh ma quái hiện lên trong từng bức ảnh.
Các nhà nghiên cứu hiện tượng huyền bí đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu cẩn thận mỗi bức ảnh, vạch trần vài sự dối trá và thừa nhận không thể giải thích ở một vài trường hợp còn lại. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào những linh hồn của người đã mất có thể hiện diện trong các bức ảnh? Không ai có thể trả lời được ngay cả chính tác giả của các bức ảnh.
Bức ảnh này được chụp vào năm 1916 bởi Thanh tra Arthur Springer tại Tingewick, Buckingham, Anh. Vào thời điểm chụp bức ảnh này, tất cả mọi người có mặt đều xác định chẳng có con chó nào ở đấy như trong ảnh.
Đây là bức ảnh ma nổi tiếng nhất qua nhiều thập kỷ, người ta cho rằng bóng mờ trong ảnh chính là linh hồn của bà Dorothy Townsend, ngườin từng sống tại Rayham Hall vùng Norfold, nước Anh vào năm 1700. Sau khi mất, nhiều người cho rằng đã thấy hồn ma của bà vẫn lang thang trong ngôi nhà của mình, bức ảnh được chụp vào năm 1936 tại cầu thang của ngôi nhà ma nổi tiếng.
Đọc thêm chi tiết: Bóng ma của bà Dorothy Walpole gây nhiều tranh cãi
Đọc thêm chi tiết: Bóng ma của bà Dorothy Walpole gây nhiều tranh cãi
Năm 1940, bà Andrew Queensland, nước Úc, chụp hình ngôi mộ con gái của mình, nhưng sau khi rửa phim, trong bức ảnh đột nhiên có một đứa trẻ ngồi kế bên ngôi mộ. Năm sau đó, người ta mới nhận ra có một bé gái nhỏ được chôn gần đó.
Năm 1960, mục sư K.F. Lord chụp một bức ảnh trong nhà thờ của mình tại Newby, North Yorkshire. Sau khi bức ảnh được rửa ra, có một chiếc bóng của nhân vật lạ lùng với khăn trùm đầu xuất hiện mờ bên phải của bàn thờ.
Một bức ảnh được chụp gần đây bởi Bret và Gina Oldham cho thấy hai nhân vật ma quái xuất hiện trong bức ảnh tại vùng Nashville hay còn gọi là Printers Alley. Trong ảnh là bóng một phụ nữ to lớn với chiếc váy dài và tóc búi ngược phía sau cùng bóng một người đàn ông đứng dựa bức tường.
Bức ảnh được chụp vào năm 2011 bởi Frank Lazzaro cho thấy một nhân vật kỳ lạ nhìn qua ô cửa sổ tại Thư viện Bernardsville ở New Jersey.
Bức ảnh này chụp tại Corroboree Rock at Alice Springs, Northern Territory, nước Úc năm 1959 cho thấy bóng một phụ nữ với bàn tay đưa ra trước mặt nhìn về phía xa. Vào thời điểm năm 1959, hầu như kỷ thuật ghép ảnh còn khá xa lạ và khó khăn, vì vậy hầu như các bức ảnh là nguyên gốc.
Đây là một con đường nổi tiếng tại Philippines. Nhiều người sống tại thành phố Quezon, Philippines khi lái xe trên đường Balete Drive vào ban đêm thường thấy một phụ nữ mặt áo trắng và mái tóc đen dài với khuôn mặt đầy máu đứng giữa đường. Các tài xế thường gấp những chiếc ghế sau lại khi đi ngang qua đây vì không muốn vị khách không mời mà lên xe của mình.
Người phụ nữ này viêng thăm Trung tâm không quân hạm đội tại Yelverton, Somerset vào năm 1987, bà cho biết vào lúc chụp ảnh này bà cảm giác thấy lạnh mặc dù thời tiết hôm đó khá nóng bức. Bà khẳng định là người duy nhất ngồi trong chiếc máy bay khi chụp ảnh. Vấn đề ai là người ngồi cạnh bà vào thời điểm ấy thì bà không thể giải thích được.
Đây là ngôi nhà nổi tiếng về ma tại đồn điền St Francisville, Louisiana. Người ta cho rằng hồn ma của Chloe vẫn thường hiện lên quanh quẩn trong nhà. Chloe trước kia là một nô lệ bị bắt gặp đang rình mò nghe chuyện riêng của ông chủ, cô bị hắn cắt mất tai. Tức giận, Chloe đã trả thù bằng cách bỏ chất độc của lá cây trúc đào vào chiếc bánh của ông chủ. Không ngờ vợ và con hắn đã ăn nhầm chiếc bánh oan nghiệt và chết ngay lập tức. Chloe đã cố trốn khỏi đồn điền nhưng bị các nô lệ khác bắt được và hành hình. Bạn có thể xem qua bài viết về ngôi nhà này ..
Bức ảnh này được chụp theo yêu cầu của một nhà buôn bán đồ nội thất vào đầu thế kỷ 20 bới Mntague Cooper, một nhiếp ảnh gia khá uy tín vào thời điểm đó. Có vẻ như món đồ quá tốt đến nổi hồn mà cũng cũng muốn sờ vào nó.
Bức ảnh này được chụp vào thời nội chiến nước Mỹ. Cái bóng trong ảnh được người ta xác nhận là của một người lính tử trận trước đó tại ngôi nhà của anh.
Diane và Peter Berthelot đến viếng nhà thờ Worstead ở Norfolk vào năm 1975 với đứa con trai 12 tuổi của họ. Peter chụp bức ảnh vợ mình đang cầu nguyện trên ghế, nhưng sau khi bức ảnh được rửa, cả hai đều ngạc nhiên không rõ ai là người ngồi sau lưng vợ ông vào thời điểm đó.
Robert A. Ferguson có một bức ảnh chụp tại buổi diễn thuyết tại Los Angeles, California, nước Mỹ vào ngày 16 tháng 11 năm 1968. Ông tin rằng cái bóng sau lưng ông trong ảnh chính là Water, anh trai của ông đã hy sinh vào năm 1944 trong chiến thanh thế giới thứ hai.
Năm 1924, con tàu SS Watertown đang trên đường qua kênh đào Panama từ thành phố New York. Một tai nạn do gas đã xảy ra giết chết James Courtney và Micheal Meehan trong khi họ đang làm sạch bể chứa hàng hóa. Ngay sau đó các thủy thủ đoàn đã nhìn thấy hai khuôn mặt dưới nước đi theo con tàu. Bức ảnh này được chụp bởi thuyền trưởng con tàu.
Bức ảnh này chụp một người đang hấp hối. Ba quả cầu bí ẩn được cho là bóng của linh hồn người chết, một số khác nói rằng đó chỉ là dấu vân tay trước ống kính.
Bức ảnh chụp hai người đàn ông đang làm việc tại một bệnh viện bỏ hoang, Nhưng dường như họ không phải là những người duy nhất có mặt tại đây, phía trên ban công có một ai đó đang nhìn xuống.
Bức ảnh này cho thấy hai vạch đen vào đúng vị trí của tòa tháp đôi Trade Center đã bị đánh sập sau vụ khủng bố ngày 11/9.
Bức ảnh được một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp khách tham dự một buổi tiệc cưới tại Paisley, nước Anh năm 1972. Một bàn chân bí ẩn nằm sau ống quần một vị khách. Tất cả các vị khách đều xác nhận không ai có cái chân giống như trong ảnh. Bức ảnh cũng được sở cảnh sát địa phương khám nghiệm và công nhận là nguyên bản, không bị lắp ghép.
Sir victor Goddard, một sĩ quan Không quân Hoàng gia về hưu đã tiết lộ một bức ảnh lạ lùng được chụp tại căn cứ không quân hoàng gia HMS Daedalus năm 1919 vào ngày đám tang của người thợ máy Freddie Jackson bị chết trước đó hai ngày trong một tai nạn máy bay. Gương mặt phía sau viên sĩ quan chính là của Freddie đã chết trước đó.
Bức ảnh kỳ lạ được các nhân viên cứu hỏa chụp trong một tai nạn xe hơi tại thành phố New York năm 1988, chiếc bóng màu trắng được cho rằng đó là hiện thân của một linh hồn thiên thần đang hỗ trợ cùng các nhân viên cứu hỏa trong nỗ lực cứu người tài xế thoát khỏi cái chết một cách thần kỳ.
Bức ảnh tuyệt vời này được chụp vào năm 1966 tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia. tại Greenwich, Vương quốc Anh, Ralph Hardy, mục sư về hưu của thành phố Bristish Columbia là tác giả của bức ảnh chụp chiếc cầu thang tuyệt đẹp trong viện bảo tàng, tuy nhiên bóng một người nắm tay vịn cầu thang mới chính là nguyên nhân khiến nó trở nên nổi tiếng.Bức ảnh đã được các chuyên gia Kodak kiểm tra và xác nhận là nguyên gốc, không phải giả mạo bằng bất kỳ cách nào.Chiếc cầu thang trong tòa nhà này trước đó nổi tiếng với những câu chuyện ma và được xác nhận của nhiều người về âm thanh của những bước chân bí ẩn cùng tiếng đóng cửa bất thình lình mà không có ai ở trong đó.
Bức ảnh kỷ niệm ngày anh chàng này mua được chiếc xe mới. Chiếc xe phía sau là của người cha quá cố của anh, cũng là người dạy anh lái xe nhiều năm trước. Không thể giải thích được tại sao ông ấy cũng có mặt trong bức ảnh sau khi đã mất nhiều năm trước.
Bức ảnh chụp trong nhà vào năm 2009 cho thấy một đứa bé bí ẩn thích chụp hình chung mà không cần xin phép chủ nhân.
Đây là một bức ảnh khá nổi tiếng ghi lại một vụ hỏa hoạn với hình ảnh một cô gái trẻ nhìn ra ngoài tại tòa thị chính Wern ở Shropshire, nước Anh. Bức ảnh được chụp từ bên kia đường bởi một nhiếp ảnh gia địa phương, không có gì bất thường cho đến khi ông nhận thấy cô gái kỳ lạ xuất hiện trong bức ảnh ở cửa ra vào của tòa nhà đang cháy. Các nhân viên cứu hỏa sau khi nhìn thấy bức ảnh đã cố tìm kiếm hài cốt của cô gái này trong đống tro tàn nhưng không thể tìm thấy được gì. Thắc mắc cô gái này là ai? điều này được giải đáp khi người dân địa phương cho biết đó chính là Jane Churm, người vô ý thiêu rụi cả tòa thị chính vào năm 1677 khi cô cô lỡ tay làm rơi một ngọn nến.
Bức ảnh chụp ma này bị nghi ngờ vì chất lượng quá tốt và được chụp vào ban ngày bởi một người yêu thích săn ma chuyên nghiệp. Địa điểm được ghi hình là nghĩa trang Grove tại Illinois năm 1991
Bức ảnh này là một bằng chứng thuyết phục cho những ai tin vào thế giới tâm linh. Nó được chụp vào năm 1978 tại Sunnyvale, California dưới sự chứng kiến của nhiều người trong khi làm một chương trình truyền hình. Bức ảnh chụp bằng kỹ thuật hồng ngoại cho thấy một người đàn ông đứng dựa vào bức tường mà không hề có mặt vào thời điểm đó. Anh ta cũng không hề có mặt trong một bức ảnh khác chụp với tốc độ cao tại cùng chổ vào cùng thời gian. Có một câu chuyện về một chàng trai chết vào năm 1869 tại địa điểm này sau khi bị một tai nạn tự gây ra bởi một chiếc rìu.
Bức ảnh cổ được chụp tại Thư viện Cimbermere Abbey năm 1891 bởi Sybell Corbet. Bức ảnh được phơi sáng khoảng 1 giờ. Hình bóng người đàn ông trong ảnh được cho là của Bá tước Combermere, tổng chỉ huy đội kỵ binh được chôn cách đó 4 dặm, bức ảnh được chụp trong căn nhà bị khóa và không ai trong đó. Những ai đã từng biết đến bá tước đều cho rằng hình ảnh người đàn ông trong ảnh giống chính xác như lúc ông còn sống.
Khi đến thăm mộ mẹ mình năm 1959, bà Mabel Chinnery quyết định chụp một bức ảnh chồng mình đang ngồi trong xe. Khi bức ảnh được rửa ra, kỳ lạ thay xuất hiện người phụ nữ ngồi sau xe. Bà Chinnery và các thành viên trong gia đình cho biết đó chính là mẹ của mình đang ngồi sau băng ghế để được chở về nhà. Một chuyên gia về nhiếp ảnh đã kiểm tra bức ảnh và công nhận rằng nó không phải là ảnh ghép. Tuy nhiên, người phụ nữ ngồi sau xe trông khá rõ ràng, không bóng mờ và ngay cả cặp kính cũng phản chiếu ánh sáng rất hợp lý.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Xem qua Video về những bức ảnh ma cho những bạn lười đọc
Nếu bạn vẫn còn đủ tinh thần để xem tiếp, thì đây là các video tổng hợp các hình ảnh được cho là hồn ma xuất hiện trên ống kính của những người vô tình quay lại được.