Tháng Bảy, năm 1889 tại thị trấn Nampa, bang Idaho, Hoa Kỳ trong khi khoan giếng, người ta đã phát hiện một hình nhân bằng đất sét ở độ sâu 320 feet (97m), có độ tuổi khoảng 200 triệu năm dưới một lớp anhydrous red oxide, do đó chắc chắn không thể ngụy tạo. Con “búp bê” có hình dạng của một người phụ nữ có vẻ như được tạo ra bằng bàn tay của con người, vấn đề là vào thời gian đó con người chưa hề xuất hiện trên hành tinh.
2. Con Bù-long 300 triệu năm tuổi.
Nó được phát hiện hoàn toàn tình cờ trong một cuộc tìm kiếm các thiên thạch của Trung tâm thám hiểm “MAI-Kosmopoisk” ở khu vực phía nam Kaluga. nước Nga. Mục đích cuộc tìm kiếm là để tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về trái đất và không gian. Thế nhưng, những gì được phát hiện đã làm sửng sốt các nhà khoa học, đó là một con bù-long và ốc vặn dài khoảng 1cm nằm kẹt trong một trầm tích có tuổi đời khoảng 300 triệu năm.
3. Phi thuyền, máy bay có mặt từ trước công nguyên?
Khó có thể nghĩ khác về các hình vẽ trên xà ngang một ngôi đền Ai Cập 3000 năm tuổi . Chúng rõ ràng là hình ảnh của các phương tiện di chuyển hiện đại ngày nay như trực thăng, máy bay, tàu ngầm …Ngôi đền nằm tại Abydos cách Cairo vài trăm dặm.
Một hình vẽ khác xưa hơn được tìm thấy tại Nhật Bản, có niên đại 5000 năm trước công nguyên, mô tả chính xác một chiếc phi thuyền hiện đại
Tương tự, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy di vật bằng vàng rất giống mô hình một chiếc máy bay hiện đại ngày nay tại khu di tích nền văn minh Inca. Bức tượng bằng vàng dài khoảng 5cm có niên đại từ 500 đến 800 năm trước Công nguyên. Trên cánh mô hình có hình các hoa văn xoắn ốc, đối với người da đỏ các hoa văn này tượng trưng cho việc lên và xuống.
4. Và phi hành gia cũng đã có vào thời xa xưa?
Bức tượng trong trang phục như một phi hành gia được tìm thấy tại Ecuador có niên đại 2000 năm tuổi, sự xuất hiện của nó đưa đến những tranh cãi về thuyết người ngoài hành tinh đã giúp con người xây dựng những nền văn minh cổ đại. Nếu bạn là người tin vào các thuyết khoa học giả tạo (pseudo-science), thì hãy tìm đọc các sách được viết bởi Erich Von Denikin, một tác giả ưa thích tranh luận, nổi tiếng với các nghiên cứu về vấn đề các sinh vật ngoài Trái Đất đã có ảnh hưởng đến văn hóa loài người từ thời tiền sử.
5. Hóa Thạch người khổng lồ ở Ai-len
Hóa thạch người khổng lồ được phát hiện vào năm 1895, tại Ireland có chiều cao 3,6 m. Hóa thạch này được tình cờ phát hiện trong các hoạt động khai thác mỏ ở khu vực Antrim, Ai-len. Hình ảnh dưới đây từng được đăng trên tạp chi Strand của Anh vào tháng 12 năm 1895. Chân phải của di tích hóa thạch này có sáu ngón, giống như những nhân vật khổng lồ được miêu tả trong kinh thánh.
6. Miếng nêm nhôm tại di tích voi khổng lồ
Miếng nhôm hình chiếc nêm được tìm thấy tại Rumani, năm 1974 bên bờ sông Murres, ở độ sâu 11m, gần với bộ xương Voi răng mấu – một loài voi khổng lồ đã tuyệt chủng. Nó trông giống như lưỡi một chiếc rìu khổng lồ. Viện khảo cổ Cluj-Napoca, đã nghiên cứu cho thấy nó là hợp kim chứa đến 12 thành phần khác nhau. Điều kỳ lạ ở đây là mãi đến năm 1808 con người mới tạo được hợp kim nhôm trong khi độ tuổi của lưỡi rìu này có thể có niên đại từ 11 ngàn năm trước
7. Đĩa Loladoffa
Có vẻ như sự hiện diện của người ngoài hành tinh vào thời cổ đại ở khắp nơi trên hành tinh chúng ta. Chiếc đĩa bằng đá được tìm thấy tại Nepal, có niên đại 12.000 năm khắc các hình vẽ mô tả đầy đủ điều này. Từ các hình ảnh tựa như các chiếc UFO cho đến hình người ngoài tinh. Các nhân vật này được đặt tên là “người xám”.
8. Một chiếc búa bình thường nhưng làm đau đầu các nhà khoa học
Đó là một chiếc búa có hình dạng rất bình thường nhưng là câu hỏi hóc búa của tất cả các nhà khoa học mọi thời đại. Phần kim loại, đầu búa có chiều dài khoảng 15 cm, đường kính khoảng 7,6 cm. Nó được bao phủ và dính liền với lớp đá vôi 140 triệu năm tuổi. Vật kỳ lạ này được bà Emma Hahn phát hiện tại thị trấn London, bang Texas, nước Mỹ vào năm 1934. Thoạt đầu các chuyên gia đã xem xét và nhất trí đây chỉ là một trò lừa bịp. Thế nhưng, các nghiên cứu tại tại nhiều trường đại học và các phòng thí nghiệm, trong đó phòng thí nghiệm nổi tiếng Battelevskoy (Mỹ) thì cho rằng điều này phức tạp hơn nhiều.
Đầu tiên tay cầm của chiếc búa bằng gỗ đã hóa thạch, bên trong thì đã thành than. Muốn được như vậy, nó phải trải qua quá trình hình thành hàng triệu năm. Thứ hai, các chuyên gia luyện kim Viện Columbus (Ohio) đã vô cùng sửng sốt khi phân tích thành phần kim loại của nó: 96,6% là sắt, 2,6% chlorine và 0,74% lưu huỳnh, không lẫn bất cứ tạp chất nào. Không phát hiện các bong bóng khí bên trong khối sắt. Thậm chí theo tiêu chuẩn hiện đại, trình độ luyện kim ở kỹ thuật cao cũng khó tránh và điều này đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa cho các nhà khoa học. Với công thức luyện kim của chiếc búa nó hoàn toàn không giống bất cứ thành phần nào các loại sắt thép được chế tạo ngày nay mangan, coban, niken, vonfram, vanadi hay molypden. Không có tạp chất và tỷ lệ chlorine bất thường, và điều đáng ngạc nhiên nhất là các chất sắt không hề có dấu vết của carbon để lại, trong khi quặng sắt trên trái đất luôn chứa carbon và các tạp chất khác.
Tuy vậy , theo quan điểm chung đây không phải là loại sắt chất lượng cao, nhưng với thành phần cấu tạo khác thường đá giúp “chiếc búa Texas” tránh khỏi gỉ sét và tồn tại đến ngày nay. Ngoài một vệt xước trên mặt búa do quá trình tìm kiếm, tuyệt nhiên nó hoàn toàn nguyên vẹn không hề dấu hiệu của sự ăn mòn.
Theo ước tính của tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc viện Bảo tàng cổ vật khoáng sản, nơi lưu giữ chiếc búa, có lẽ nó được chế tạo vào kỷ Phấn trắng sớm – tức khoảng 65 đến 140 triệu năm trước. Theo những gì con người được biết đến ngày nay, công cụ như vậy chỉ được con người biết đến trong khoảng 10.000 năm trước.Theo tiến sĩ Hans-Joachim Tsilmer từ Đức, người nghiên cứu các chi tiết, cho rằng “Chiếc búa được chế tạo theo một công nghệ không rõ“.
9. Cây đinh hóa thạch.
Vào thế kỷ XVI, một vị phó vương Peru lưu giữ một mảnh đá trong hình dáng giống một cây đinh, dài 45,7 cm, được tìm thấy trong các khu khai thác mỏ trong vùng. Năm 1896, tại Nevada, nước Mỹ, một miếng kim loại dài 5cm giống như một cây đinh vít được tìm thấy trong một khối khoáng chất ở sâu trong lòng đất. Nhiều người cho rằng đây chỉ là sự hình thành của tự nhiên như một loại cấu trúc tinh thể đặc biệt kết lại do quá trình tan chảy ngẫu nhiên, nhưng những vật thể này có thành phần được xác định là chứa khoáng chất sắt và có cấu trúc rõ ràng.
Một số ý kiến khác cho rằng đây là xương hóa thạch của một loài sinh vật biển đã tuyệt chủng có cùng thời với khủng long. Thế nhưng các xương hóa thạch chỉ tồn tại dưới dạng các loại đá trầm tích, không thể là một loại khoáng chất, hơn nữa hình dáng mạnh mẽ hoàn toàn khác với cấu trúc xương động vật. Suy luận khác cho rằng nó có thể là một mảnh của thiên thạch còn sót lại sau khi va chạm vào trái đất hoặc giả là Fungurit (dạng thủy tinh hình thành từ đá di bị sét đánh trúng). Tất cả giả thuyết đó còn được tranh luận đến ngày nay.
10. Chiếc sọ pha lê
Chiếc sọ này thì hẳn nhiều người đã biết đến, gần đây nhất, kênh truyền hình Discovery đã thực hiện một cuộc điều tra tỉ mỉ bằng một phim phóng sự về nó. Chiếc sọ pha lê nằm trong nhóm cổ vật được tạo ra sau khi con người hiện diện trên trái đất.
Năm 1927, “Chiếc sọ pha lê” được tìm thấy trong một cuộc khai quật tại khu di tích của người Maya, thuộc thành phố Belize, Honduras. Nó có kích thước cao 13cm, rộng 12,7cm và dài 18cm thuộc sở hữu của bà Anna Mitchell-Hedges, con gái nuôi của nhà thám hiểm người Anh, Frederick, người đầu tiên phát hiện ra nó cùng với bà. Xuất xứ của hộp sọ đã tạo ra các cuộc tranh cãi nảy lửa từ nhiều giới quan tâm.
Thời gian đầu, nó được lưu giữ trong tay nhà phục chế nghệ thuật Frank Dorland, ông cho rằng không có dấu vết gia công bằng các dụng cụ cơ khí tác động lên nó. Ông cũng cho rằng chiếc sọ được mài và đánh bóng bằng cát trong thời gian từ 150 đến 300 năm sau khi được đục và tạo hình sơ khởi bằng kim cương. Nó có thể được chế tác từ 1200 năm trước dùng cho việc hành lễ cúng tế của các pháp sư người Maya. Các tính chất kỳ lạ khác của nó cũng được đồn thổi, như chiếc sọ luôn có nhiệt độ ổn định 21 ° C, thành phần thạch anh cấu tạo của chiếc sọ không tìm thấy trong tự nhiên, nhiều người cuồng tín còn cho rằng chiếc sọ có khả năng giết chết người nếu nhìn thẳng vào mắt nó, thậm chí theo bà Mitchell-Hedges nó có thể chữa trị được bệnh ung thư và giúp bà có linh cảm trong vụ ám sát thổng thống John F. Kenedy!
Thế nhưng, theo nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm, dường như đây là tác phẩm của các nghệ nhân thời tiền-Columbus (trước khi phát hiện ra châu Mỹ). Nó được chế tác bằng các công cụ xoay trục của thợ kim hoàn đã phát triển khá phổ biến vào thế kỷ 19. Tinh thể thạch anh có trong chiếc sọ được xác định chỉ có tại vùng Madagascar và Brazil, không thể có tại Honduras, vùng Trung Mỹ nơi phát hiện ra nó. Kết luận cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng chiếc sọ pha lê có thể là một tác phẩm của một nghệ nhân điêu luyện tại thành phố Idar-Overstein, nước Đức, nơi nổi tiếng với các món đồ mỹ nghệ chế tác bằng thạch anh nhập khẩu từ Brazil.
Cho dù kết quả thế nào đi nữa, sự thật không thể phủ nhận, chiếc sọ pha lê đã trở thành huyền thoại với hàng trăm tác phẩm văn học, phim ảnh có đề cập đến nó. Đình đám nhất là tập phim “Vương quốc sọ pha lê” nằm trong loạt phim Hollywood “Indiana” Jones với sự tham gia của tài tử lừng danh Harrison Ford.
11. Cổ nhân đã từng phát minh ra pin từ 2000 năm trước
Năm 1936, Wilhelm Koenig, nhà khoa học người Đức làm việc cho viện Bảo tàng khảo cổ học Baghdad, đã phát hiện một cổ vật có hình dáng kỳ lạ được tìm thấy trong cuộc khai quật tại khu di tích cổ Parthia, gần thủ đô Irag. Đó là một cái bát nhỏ bằng đất sét có chiều cao khoảng 15cm, bên trong có một xy lanh bằng lá đồng cuốn lại, đế được đóng kín, nắp được làm bằng nhựa cây phủ lên trên đồng thời cũng giữ cho một ống hình trụ cắm giữa xy lanh.
Theo tiến sĩ Koenig, đây là cấu tạo của một loại pin được tạo ra từ 2000 năm trước khi được Galvani và Volta phát minh. Nhà Ai Cập học Arne Eggebreht đã thử chế tạo ra một bản sao tương tự và đổ rượu giấm vào đầy bình chứa. Kết quả thật bất ngờ, nó tạo ra dòng điện 5v qua thiết bị đo kiểm tra. Các nhà khoa học cho rằng nó được sử dụng trong việc dát vàng trong thời cổ đại.
12. Bánh răng cơ khí được phát minh từ 150 trước Công nguyên.
Nó được đặt tên là Cơ khí Antikythera (cách viết khác: Antikitirsky, andikitersky, Antikythera, Gr Μηχανισμός των Αντικυθήρων) – một thiết bị cơ khí được tìm thấy vào năm 1902 trong một con tàu cổ chìm dưới đáy biển ngoài khơi quần đảo Antikythera thuộc Hy Lạp, có niên đại từ 100 đến 150 năm trước Công nguyên, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ học quốc gia Athens. Nó được làm bằng đồng có 37 bánh răng được đặt trong một cái rương bằng gỗ có đánh số và gắn các mũi tên, có thể được sử dụng vào việc đo lường chuyển động của các thiên thể. Thiết bị phức tạp này dường như chưa bao giờ được đề cập đến trong văn hóa lịch sử Hy Lạp. Chúng ta đã tưởng phát minh bánh răng đầu tiên được con người tạo ra từ thế kỷ XVI, và thu nhỏ kích thước lại để dùng trong cấu tạo của đồng hồ vào thế kỷ XVIII. Sự thật các cổ nhân đã phát minh ra nó từ lâu với kích thước 33 x 18 x10 cm.
Read more: http://www.mystown.com/2015/05/nhung-di-vat-bi-nhat-hanh-tinh-chua-co.html#ixzz4JgBcrVBC