Nhiều gương đồng cổ đại Trung Quốc và Nhật Bản (giống như chiếc gương trong hình) nhìn bề ngoài rất bình thường, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, chúng có thuộc tính kỳ lạ vừa là đồng rắn vừa trong suốt. (Shutterstock*; edited by Epoch Times)
Mặt trước của gương trông rất bình thường. Nó được làm bằng đồng đánh bóng để phản chiếu hình ảnh của người đang soi gương. Mặt sau chiếc gương được trang trí với nhiều hoạ tiết và hoa văn phong phú. Điều kỳ lạ là khi rọi ánh sáng vào gương thì ánh sáng phản chiếu lên một bề mặt phẳng lại mang theo những hoa văn ở mặt sau của nó. Điều đó có nghĩa là chiếc gương bằng đồng rắn trở nên trong suốt.
Các nhà khoa học phương Tây bắt đầu kiểm tra những chiếc gương này từ năm 1832 và phải đến một thế kỷ sau họ mới phát hiện ra bí mật đằng sau chiếc gương này. Kể cả ở phương Đông, có vẻ như kiến thức để làm ra những chiếc gương ma thuật này vẫn rất khó nắm bắt, cho dù không hoàn toàn ngoài tầm với.
Khoảng 1.200 năm trước đây, bí mật này đã được ghi chép lại trong một văn bản của Trung Quốc mang tên “Ghi chép về những chiếc gương cổ”, theo một bài báo năm 1988 trên tạp chí The Unesco Courier. Nhưng cuốn sách đó bị thất lạc một vài thế kỷ sau đó. Ngày nay, ông Yamamoto Akihisa được đồn đại là người cuối cùng có thể làm ra loại gương ma thuật này. Tờ The Kyoto Journal đã phỏng vấn ông Akihisa, người học được nghệ thuật bí mật từ người cha của mình. Mặc dù kỹ thuật này được cha truyền con nối trong gia đình Akihisa qua vài thế hệ, nó cũng đã bị thất lạc đi một nửa. Ông nội của ông phải tái khám phá bằng cách nghiên cứu lại những chiếc gương ma thuật hiện có và nhớ lại một số phương pháp cha ông đã từng sử dụng.
Năm 1932, Ngài William Bragg đã khám phá ra nguyên nhân vì sao chiếc gương ma thuật phản chiếu hình ảnh hoa văn ở mặt sau của nó. Chiếc gương, cùng với những hình ảnh hoa văn ở mặt sau, ban đầu được đúc bằng phẳng. Sau đó mặt trước của gương được được bẻ cong thành dạng mặt lồi bằng cách mài gọt, sau đó bề mặt được đánh bóng. Chúng được phủ hỗn hợp thủy ngân. Những quá trình này tạo ra độ cong vênh và áp lực, làm cho những chỗ lồi trên bề mặt của gương rất nhỏ để mắt thường không phát hiện ra được. Những chỗ lồi này tương ứng với họa tiết mặt sau của gương.
Ông Bragg nói “Chỉ có hiệu ứng phóng đại của ánh sáng phản chiếu mới làm chúng hiện ra”
Các nhà khoa học của thế kỷ 19 đã có thành công nhỏ trong việc tái tạo hiệu ứng này mặc dù chưa hiểu được bản chất của hiện tượng này, nhưng họ đã làm như vậy chỉ bằng cách áp dụng nhiệt vào tấm gương (có thể làm hỏng gương) hoặc áp lực từ máy bơm hơi. Họ không thể tái lập hiệu ứng trên một tấm gương đang treo tự do mà không bị lực bên ngoài tác động.
Một cố gắng vụng về của các nhà khoa học phương Tây thế kỷ 19 nhằm tái tạo chiếc gương ma thuật của người Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng áp lực từ máy bơm hơi, trích từ cuối sách “Magic, Stage Illusions and Scientific Diversions Including Trick Photography”. (Public Domain)
Nguồn: mystown.com